Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng, chống bệnh đái tháo đường bằng tiết chế (kiểm soát chế độ ăn) và vận động hợp lý.

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường - ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng mức đường trong máu tăng cao, trong thời gian dài gây biến chứng trầm trọng ở các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường - ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng mức đường trong máu tăng cao, trong thời gian dài gây biến chứng trầm trọng ở các cơ quan trong cơ thể.

 

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ lẫn với triệu chứng các bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, nếu quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể phát hiện được bệnh đái tháo đường từ rất sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, liên tục sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng mạch máu ở các cơ quan cụ thể như: bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý võng mạc gây mù mắt, bệnh lý thận, mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi….

Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh đái tháo đường:

- Thông tin tuyên truyền sâu rộng về phòng chống bệnh đái tháo đường bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho người dân về phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, cách chăm sóc dinh dưỡng ăn uống đầy đủ, cân đối và hợp lý (tiết chế); uống thuốc đều đặn hợp lý, xét nghiệm theo dõi đường huyết thường xuyên, ghi chép các chỉ số đường huyết cẩn thận; tăng cường rèn luyện thể lực, thể dục thể thao, giữ gìn lối sống lành mạnh; cách theo dõi hiệu quả điều trị, các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường…

- Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho mọi người; theo dõi thường xuyên tăng trưởng và phát triển của trẻ để phát hiện sớm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi và thừa cân/béo phì. Phát hiện sớm và có biện pháp hiệu quả tránh nguy cơ béo phì gây tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ đái tháo đường.

- Vận động người dân bỏ thói quen xấu (giảm rượu bia, hút thuốc lá), tăng cường thực phẩm hợp lý, dinh dưỡng cân đối; tham gia bảo vệ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, tăng vận động thể dục tránh công việc yên lặng tĩnh tại…

- Chương trình phòng chống đái thái đường quốc gia thực hiện giám sát và điều tra cụ thể các yếu tố nguy cơ đái tháo đường, phát hiện sớm các trường hợp rối loạn dung nạp đường huyết; có biện pháp hướng dẫn theo dõi hỗ trợ người dân để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thật sự hiệu quả.

Để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, mọi người hãy thường xuyên kiểm tra các triệu chứng sau:

- Khát nước và uống nước nhiều: Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước uống nhiều nước do mất nước.

- Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều: Nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường.

- Mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém: Trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể bạn. Nhưng do thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Lượng glucose mất qua đường tiểu cũng làm cơ thể mất năng lượng và suy kiệt.

- Sụt cân: Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột. Người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mà lại gầy sút cân nhanh.

- Mờ mắt: Thị lực của bạn không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa không rõ. Bạn cần phải đi khám mắt và kiểm tra đường huyết để xác định bệnh đái tháo đường hay các bệnh lý võng mạc khác.

- Viêm nướu: Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng…thường xuyên.

- Xuất hiện nhiều vết thâm nám: Bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với sức khỏe làn da bị ảnh hưởng, trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.

- Vết thương lâu lành: Người bệnh đái tháo đường có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử cơ quan bộ phận, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử nhiễm trùng.

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường:

- Giảm cân: Người béo giảm được 70% nguy cơ phát bệnh đái tháo đường nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể, kể cả khi không tập thể dục thể thao. Vì vậy nên đưa cân nặng về mức trung bình (BMI từ 18,5 – 24); cần tăng cường tập luyện nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, có lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau, củ, quả và hạn chế những thực phẩm nhiều mỡ.

- Ði bộ nhiều và tham gia môn thể thao yêu thích: Bạn sẽ khỏe mạnh hơn khi luyện tập thể thao ít nhất 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ đái tháo đường vì đi bộ giúp cơ thể sử dụng hoóc môn insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng cường số lượng insulin receptor trên tế bào. Insulin giúp đường huyết di chuyển tới tế bào để phân phối năng lượng và dinh dưỡng.

- Ăn nhiều ngũ cốc, giảm thịt cá: Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, đái tháo đường, tăng huyết áp và đột quỵ nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn…

- Hạn chế thức ăn nhanh: Chà bông, xúc xích, lạp xường, gà rán, khoai tây chiên, bánh hambeger… có chứa nhiều carbohydrates tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đái tháo đường.

- Tăng cường ăn rau tươi sạch, hạn chế thịt đỏ: Cholesterol trong thịt đỏ và những chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn rất có hại cho sức khỏe.

- Thư giãn tâm hồn: Thường xuyên căng thẳng đường huyết sẽ tăng mạnh. Thư giản có thể nghe nhạc, xem phim hài, ca hát, có gia đình đầm ấm, nấu ăn cho con cái…

- Có giấc ngủ ngon: giảm stress

- Kiểm tra máu, khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện những bất thường và điều chỉnh lối sống hợp lý, kiểm soát BMI./.

 

Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết