Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Truyền thông nâng cao nhận thức người dân về quản lý chó, mèo nuôi phòng chống bệnh dại và vệ sinh môi trường.

Ở Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại sang người là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo (chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu chiếm 97-99% sau đó là mèo 1- 3%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc... chưa có số liệu thống kê)).

Ở Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại sang người là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo (chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu chiếm 97-99% sau đó là mèo 1- 3%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc... chưa có số liệu thống kê)). Sự lây truyền từ người bệnh dại sang người khác có thể xảy ra khi nước dãi của người bị bệnh có chứa vi rút dại tiếp xúc với vết thương hở ở người lành. Như vậy, nguồn lây bệnh dại chính là chó mèo nuôi nhà, việc quản lý chó mèo nuôi nhà và tiêm ngừa đầy đủ cho chó mèo nuôi, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về nuôi chó mèo là biện pháp cực kỳ quan trọng giúp phòng ngừa và loại trừ bệnh dại trong cộng đồng.

Các quy định của Nhà nước đối với chủ nuôi chó, mèo:

- Thực hiện đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND xã, phường, thị trấn.

- Chấp hành nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định.

- Ký cam kết thực hiện “5 không” khi nuôi chó, mèo: Không nuôi chó mèo mà không tiêm phòng dại, không nuôi chó mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương, không nuôi chó mèo thả rông, không đế chó cắn người, không nuôi chó mèo gây ô nhiễm môi trường.

- Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích chó và có người dắt (bắt buộc); nuôi chó tập trung phải đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường.

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó.

Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đối với người nuôi chó, mèo:

- Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố, phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/ lần

- Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

- Để súc vật đi trên đường bộ, để súc vật đi trên đường không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

- Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển, phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng

- Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ, phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

- Chăn dắt súc vật ở đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Thông tư 07/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư:

- Phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích giữ chó và có người dắt.

- Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định. Chủ nuôi phải chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:

- Chủ vật nuôi không thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại theo quy định bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

- Chủ nuôi chó không đeo rọ mõm cho chó, hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

- Xử phạt đối với hộ gia đình, cá nhân không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị xử lý phạt tiền từ 600.000đ- 800.000đ.

Xử lý ổ dịch bệnh dại:

- Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.

- Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

- Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.

- Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.

+ Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương theo chuyên môn y tế, khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam./.

Bác sĩ Phước Nhường

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết