Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ động phòng ngừa bệnh sởi và tiêm ngừa đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng mùa đông - xuân. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân khi ho, hắc hơi, nói chuyện… bắn ra không khí.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng mùa đông - xuân. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân khi ho, hắc hơi, nói chuyện… bắn ra không khí.

Lây truyền bệnh sởi:

- Qua đường hô hấp: Tiếp xúc với dịch tiết, dịch mũi, hầu, họng, nước bọt khi ho, hắt hơi bắn theo những giọt nước li ti chứa vi rút.

- Qua trung gian: Tiếp xúc gần gũi nắm tay chân, dùng chung vật dụng sinh hoạt (bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa…) có chứa dịch tiết của người bệnh sởi.

Theo lý thuyết, những người đã từng mắc bệnh sởi hoặc đã tiêm vắc xin phòng sởi sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị lây nhiễm từ người bệnh sởi. Tuy nhiên, theo thời gian trí nhớ miễn dịch giảm và có lúc đề kháng cơ thể kém thì khi tiếp xúc nguồn bệnh sởi sẽ mắc bệnh. Tiêm vắc xin đúng lịch khuyến cáo sẽ bảo vệ khỏi bệnh sởi rất hiệu quả, nếu có bị mắc sởi thì bệnh cũng nhẹ và rất ít biến chứng.

Biểu hiện bệnh sởi:

- Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần, người bệnh không có biểu hiện gì cho dù đã nhiễm vi rút sởi. Đây là giai đoạn lây lan sớm và khó phát hiện.

- Giai đoạn 2: Sốt cao kéo dài, nổi ban thường xuất hiện trong khoảng 1-2 ngày, người bệnh có thể phát ban toàn cơ thể hoặc một vùng da, nốt ban thường mọc từ phần đầu, vùng tai. Ban hồng dạng nốt, dùng tay sờ lên bề mặt da vùng phát ban sẽ thấy da cồm cộm mà không nhẵn như các hồng ban khác. Những nốt ban đỏ nổi trên bề mặt da 1 đến 1,5mm, không mủ, không đau, không ngứa. Hiện tượng phát ban mất dần đi theo thứ tự xuất hiện, ban mọc ở đâu thì sẽ bay ở đó trước, kèm theo sốt cũng giảm hơn.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn hết ban và sốt, cơ thể mệt mỏi, trên bề mặt da xuất hiện những vết thâm mờ dần phai đi.

Biến chứng của bệnh sởi:

Các biến chúng có thể xảy ra: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt, viêm não, viêm cơ tim… rất nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện

Vắc xin ngừa sởi:

- Những loại vắc xin ngừa bệnh sởi: Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc xin sởi dưới dạng vắc xin đơn hoặc vắc xin phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella). Hầu hết các vắc xin được trình bày dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung môi.

- Tiêm vắc xin sởi: Sau khi tiêm, vắc xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon; tiêm vắc xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%, đáp ứng miễn dịch tùy thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin và đặc điểm miễn dịch cá thể, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật tiêm.

- Miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi là bền vững suốt đời: Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời. Tuy nhiên, vẫn phải tiêm hai liều vắc xin sởi vì theo các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch, còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin...Việc tiêm mũi thứ 2 nhắc lại vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội tiếp theo tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

- Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả các trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai, đều phải tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin sởi

Người dân cùng ngành Y tế chung tay phòng ngừa bệnh sởi và các bệnh truyền nhiễm:

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu tích cực phòng ngừa bệnh sởi trong cộng đồng:

- Lập kế hoạch phòng chống dịch cụ thể, chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, cơ số thuốc phòng chống dịch và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, chuẩn bị đầy đủ nguồn vắc xin tiêm mũi 2.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm được tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và biết cách phòng ngừa bệnh sởi và các dịch bệnh khác nói chung.

- Người dân cần phòng bệnh cho bản thân và gia đình bằng các biện pháp đơn giản mà hiệu quả: Vệ sinh môi trường xung quanh, nhà ở thông thoáng; thường xuyên lau dọn nhà cửa bằng các chất tẩy rửa thông thường; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý.

- Đưa trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đến Trạm y tế để tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm các vắc xin khác theo khuyến cáo của ngành Y tế.

- Tiêm vắc xin sởi là cách tốt nhất và duy nhất để phòng bệnh sởi hiệu quả. Hiện nay tại các cơ sở y tế đã có vắc xin phòng sởi, các bà mẹ nên tiêm cho trẻ nhỏ theo quy định của chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi: Mũi 1 lúc trẻ đủ 9 – 12 tháng tuổi, Mũi 2 lúc 18 tháng tuổi. Các bà mẹ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai 3 tháng để bảo vệ trẻ mới sinh ra có miễn dịch phòng sởi. Người lớn chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc chưa có kháng thể trong máu cần chủ động đi tiêm sởi tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.

- Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, điều trị, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. Trẻ mắc sởi nhẹ nên được cách ly tại nhà, cho trẻ nghỉ học, không tập trung nơi đông người ít nhất 7 ngày.

- Đảm bảo các biện pháp tăng cường dinh dưỡng, tăng đề kháng cơ thể.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc cho trẻ, rửa vật dụng chơi đùa của trẻ bằng chất tẩy rửa an toàn./.

Bác sĩ. Phước Nhường

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết