Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nước sạch và vệ sinh môi trường phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi (đôi khi có mùi clo là chất khử khuẩn được nhà máy nước cho thêm vào), không vị, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại và rất an toàn cho tất cả mọi người.

Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi (đôi khi có mùi clo là chất khử khuẩn được nhà máy nước cho thêm vào), không vị, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại và rất an toàn cho tất cả mọi người. Nước sạch có từ nhiều nguồn như nước mưa, nước giếng khoan và hệ thống cung cấp nước tập trung qua quy trình xử lý (từ nước bề mặt hoặc nước ngầm). Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch để sử dụng lâu dài.

Nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của mỗi người và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giữ vững sự ổn định và phát triển. Đây là tiêu chí hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới mà tỉnh Bạc Liêu luôn chú trọng đầu tư hoàn thiện trong thời gian qua. Trước đây, tình trạng thiếu nước sạch và vệ sinh kém là một thách thức lớn ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, nguy cơ dịch bệnh bùng phát khó kiểm soát, kìm hãm phát triển kinh tế và môi trường sống bị ảnh hưởng, nhiều người dân có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước và vệ sinh. Nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản, thực hành vệ sinh tốt và bảo vệ môi trường rất cần thiết cho sự sống còn và phát triển của cộng đồng. Hiện nay, tình hình cơ bản đã được khắc phục và đáp ứng được nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường, tuy nhiên vẫn cần lắm sự phối hợp của người dân để hiệu quả bảo vệ môi trường bền vững, môi trường trong lành.

Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ nguồn nước:

- Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng giữ sạch nguồn nước, không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải bẩn trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên, không dùng phân tươi làm phân bón, không sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng nước sạch tiết kiệm: sử dụng nước sạch thật hợp lý và khoa học; kiểm tra, bảo trì đường ống, vòi nước, bể chứa nước tránh rò rỉ; tái sử dụng nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

- Xử lý phân người hợp vệ sinh: dùng cầu tiêu tự hoại,  bán tự hoại , hai ngăn và nghiêm cấm đi tiêu xả thải thẳng xuống sông, ra môi trường. Xử lý phân gia súc, động vật: phải thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước.

- Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, phân loại rác theo quy định và chứa riêng biệt rác độc hại với rác hữu cơ thông thường; xử lý rác hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước. Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày, lá cây, rơm rạ, giấy vệ sinh bẩn phải đổ vào hố rác của gia đình rồi đốt hoặc chôn; động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột; không vứt rác thải và xác súc vật xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

- Xử lý nước thải: có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý; nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

Mục tiêu Chính phủ sẽ ưu tiên việc cung cấp dịch vụ cơ bản tới các xã vùng nông thôn, nhất là ở các xã có tỷ lệ sử dụng nước, vệ sinh thấp và suy dinh dưỡng cao; có cơ chế chính sách, nâng cao năng lực ở các cấp, nhất là tuyến xã và cộng đồng để thực hiện mục tiêu đề ra: Xóa bỏ phóng uế bừa bãi, tăng cường các hoạt động thúc đẩy vệ sinh khuyến khích các hành vi tự giác ý thức vệ sinh cá nhân; nâng cao nhận thức và hợp tác thực hiện của từng người dân, các cấp, các ngành, về đảm bảo NS&VSMT, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống; nâng cao tỷ lệ các công trình hoạt động bền vững và cải thiện chất lượng nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, giải quyết vấn đề vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, tăng cường công tác truyền thông cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch; góp phần đạt được các chỉ tiêu của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, mục tiêu phát triển bền vững số 6 và cam kết của Chính phủ Việt Nam với Liên hiệp quốc, cần thiết xây dựng và triển khai Đề án “Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và  sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe của con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương. Nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản và thực hành vệ sinh tốt là điều cần thiết cho sự sống còn và phát triển./.

Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG

                                                                                                           


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết