Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăm lo, đảm bảo sức khỏe học đường vì sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần cho các em học sinh.

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 được ban hành nhằm duy trì, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong các trường học nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho các em.

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 được ban hành nhằm duy trì, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong các trường học nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho các em. Chỉ tiêu thực hiện chương trình cụ thể cần phải thực hiện cho đạt:

1. Truyền thông, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học:

- 100% học sinh được truyền thông, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm an toàn.

- 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý.

- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.

2. Về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh:

- 80% trường học đảm bảo thực hiện tốt công tác y tế trường học, cơ sở vật chất và nhân lực y tế, có sổ quản lý sức khỏe.

- 85% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định.

- 50% trường học thực hiện đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần.

- 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định.

- 100% trường học có nhà vệ sinh, 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.

- 80% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn.

- 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ sáng không dưới 300 Lux); 50% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cơ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật.

3. Về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học:

- 80% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực đảm bảo các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định.

- 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa.

- 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định (đối với các trường học phổ thông).

- 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định.

- 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

4. Tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học:

- 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh.

- 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căn tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định.

- 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.

5. Về ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học:

- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh.

- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh.

- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý.

6. Để triển khai có hiệu quả công tác sức khỏe học đường và đạt mục tiêu của chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp:

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và vận động xã hội. Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến đến các trường học về chủ trương, chính sách, hướng dẫn đối với sức khỏe học đường và nâng cao sức khỏe cho học sinh, đa dạng hóa các phương thức truyền thông.

- Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế để triển khai công tác quản lý sức khỏe học đường.

- Đổi mới công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học với việc nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học giáo dục thể chất.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh

- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh; đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia./.

 Bác sĩ Phước Nhường

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết