Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm y tế huyện Hồng Dân phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu tổ chức tẩy giun cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện.

Để chủ động phòng chống nhiễm giun sán cho trẻ em, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu;

Để chủ động phòng chống nhiễm giun sán cho trẻ em, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; ngày 12/3/2024, Trung tâm y tế huyện Hồng Dân phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu tổ chức thực hiện Chuyên mục sức khỏe “Tẩy giun định kỳ 06 tháng một lần để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đường ruột, bảo vệ sức khỏe” phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bạc Liêu vào tháng 3/2024 và tiếp tục triển khai chiến dịch, tuyên truyền tẩy giun cho học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại các Trường tiểu học trong địa bàn toàn huyện.

Giun sán là những loại kí sinh trùng, sống kí sinh trong ruột của cơ thể người và lây lan chủ yếu qua con đường ăn uống. Ở Việt Nam, các loại giun gây bệnh chủ yếu gồm giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Người bị nhiễm giun do ăn phải trứng giun từ thức ăn bị ô nhiễm, qua bàn tay bẩn, rau sống hay nước uống… Đối với một số loại giun như giun móc, ấu trùng giun sẽ xâm nhập cơ thể qua da hay niêm mạc do tiếp xúc với đất bẩn. Khi vào cơ thể, giun gây ra nhiều tác hại như gây rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc gây ra nhiều biến chứng như tắc ruột, giun chui ruột thừa gây viêm ruột thừa, giun chui ống mật gây tắc và viêm cấp tính đường mật…Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, là môi trường thuận lợi cho giun phát triển, nên cộng đồng dân cư có tỉ lệ nhiễm giun cao. Trong đó, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao vì thường hiếu động, hay cầm nắm mọi thứ và đưa tay lên miệng, mũi. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Với trẻ trên 2 tuổi cần tẩy giun định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/ lần. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám trước khi tẩy giun, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Để chuẩn bị tốt cho chiến dịch và đảm bảo tất cả học sinh tiểu học được tẩy giun đủ liều, đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn và chất lượng. Trung tâm y tế huyện đã chỉ đạo Trạm y tế các xã, thị trấn phối hợp với Trường Tiểu học lập danh sách các em học sinh. Tại Trường tiểu học Nhà Lầu, xã Ninh Thạnh Lợi A, cán bộ y tế đã phổ biến cho giáo viên và y tế trường học thời gian uống thuốc tẩy giun; cách uống thuốc tẩy giun, chuẩn bị đủ nước chín, cốc đựng nước, tổ chức cho các cháu uống thuốc tẩy giun theo từng lớp. Trường hợp trẻ vắng mặt và trẻ tại cộng đồng sẽ được Trạm y tế các xã, thị trấn hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc cho các bậc phụ huynh. Trung tâm y tế huyện đã cử cán bộ giám sát tại các điểm uống trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.Trường tiểu học Nhà Lầu đã phối hợp rất tốt với Trạm y tế như: Lập danh sách trẻ, chuẩn bị nước để cho trẻ uống, cử các giáo viên phối hợp với cán bộ y tế động viên khuyến khích trẻ uống thuốc. Chính vì có sự vào cuộc của nhà trường, các giáo viên phối hợp với Trạm y tế trong chiến dịch tẩy giun cho học sinh ở các lớp tiểu học nên tỷ lệ các cháu được tẩy giun rất cao. Tẩy giun định kỳ thường xuyên chính là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng nhiễm giun ở trẻ nhỏ, cải thiện hệ tiêu hóa giúp cho trẻ khỏe mạnh, sức khỏe tốt, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và nhằm mục đích giảm tỉ lệ nhiễm giun, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao thể lực cho trẻ./.

Hình ảnh hoạt động:

Dược sĩ Nguyễn Trung Trực, TTYT huyện Hồng Dân


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết