Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động 2025 chính thức phát động vào ngày 25/4 cùng với Tháng công nhân: Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động chính thức phát động vào ngày 25/4/2025 cùng với Tháng công nhân. Chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025: "Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc" nhằm tăng cường kiểm soát không để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa hướng tới chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động chính thức phát động vào ngày 25/4/2025 cùng với Tháng công nhân. Chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025: "Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc" nhằm tăng cường kiểm soát không để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa hướng tới chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Căn cứ Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về việc Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” (ATVSLĐ); thực hiện kế hoạch số 5771/KH-BCĐTƯ ngày 14/11/2024 của Ban Chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương về việc triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025; thực hiện Công văn số 8106/BYT-MT ngày 30/12/2024 của Cục quản lý Môi trường, Bộ Y tế về việc tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2025; thực hiện Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 19/02/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện chương trình ATVSLĐ năm 2025; thực hiện Kế hoạch số 38/KH-KSBT ngày 31/3/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về việc tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2025. Căn cứ theo kế hoạch năm 2025 về SKMT-YTTH-BNN và Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu lập kế hoạch truyền thông cụ thể tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động từ ngày 25/4/2025 đến hết ngày 31/5/2025.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động được đẩy mạnh, lan tỏa với đa dạng các hình thức tổ chức; Số lượt người được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khoảng trên 4 triệu người; Các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động được tăng cường; Tổ chức tư vấn cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp, các hộ gia đình được đẩy mạnh,.. đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động. Cả nước trong năm 2024, tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả, nhưng công tác an toàn, vệ sinh lao động đang đứng trước những thách thức lớn hơn, như: số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng có dấu hiệu tăng. Các ngành có nhiều tai nạn là khai khoáng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chú ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nâng cao hiệu suất lao động và vệ sinh an toàn lao động, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác An toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ, các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Căn cứ vào số lượng lao động và ngành nghề sản xuất kinh doanh để tổ chức bộ phận ATVSLĐ; bộ phận y tế; thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh theo quy định tại Luật ATVSLĐ, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ATVSLĐ năm 2024 theo quy định tại Luật ATVSLĐ, rà soát, xây dựng, bổ sung nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, chú trọng các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về ATVSLĐ.
4. Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ theo quy định.
5. Thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ: Phân loại và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho các nhóm đối tượng theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung; hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ tại mục 5, chương III, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ.
7. Thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động theo quy định.
8. Xây dựng và áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp.
9. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo, điều tra, tai nạn lao động theo quy định;  tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, chế độ báo cáo theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
Nhà nước tạo điều kiện và đảm bảo thực thi nghiêm các tiêu chuẩn quy định về An toàn, vệ sinh lao động:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Quy định bắt buộc bảo hiểm tai nạn lao động, xây dựng cơ chế đóng, hưởng bảo hiểm linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho người lao động và người sử dụng lao động./.
Bác Sĩ Phước Nhường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết