Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường là bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Vấn đề ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch sử dụng sinh hoạt, sản xuất hiện nay rất cấp bách không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên toàn thế giới. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, môi trường sống không an toàn đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải quyết tâm cùng chung bảo vệ môi trường sống.

Vấn đề ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch sử dụng sinh hoạt, sản xuất hiện nay rất cấp bách không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên toàn thế giới. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, môi trường sống không an toàn đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải quyết tâm cùng chung bảo vệ môi trường sống.
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi (đôi khi có mùi clo là chất khử khuẩn được nhà máy nước cho thêm vào), không vị, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại và rất an toàn cho tất cả mọi người. Nước sạch có từ nhiều nguồn như nước mưa, nước giếng khoan và hệ thống cung cấp nước tập trung qua quy trình xử lý (từ nước bề mặt hoặc nước ngầm). Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch để sử dụng lâu dài.
Nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của mỗi người và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giữ vững sự ổn định và phát triển. Trước đây, tình trạng thiếu nước sạch và vệ sinh kém là một thách thức lớn ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, nguy cơ dịch bệnh bùng phát khó kiểm soát, kìm hãm phát triển kinh tế và môi trường sống bị ảnh hưởng, nhiều người dân có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước và vệ sinh. Nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản, thực hành vệ sinh tốt và bảo vệ môi trường rất cần thiết cho sự sống còn và phát triển của cộng đồng. Hiện nay, tình hình cơ bản đã được khắc phục và đáp ứng được nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường, tuy nhiên vẫn cần lắm sự phối hợp của người dân để hiệu quả bảo vệ môi trường bền vững, môi trường trong lành.
Biện pháp giữ gìn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường:
- Truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao ý thức cộng đồng: Biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân (nhận thức và hành động). Mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường và nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu vì lợi ích chung, lợi ích bền vững.
- Sử dụng năng lượng sạch: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và ánh nắng mặt trời đang trở nên cần thiết và cực kỳ quan trọng, đây là các nguồn năng lượng sạch, không gây ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen trong việc sử dụng năng lượng và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
- Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng giữ sạch nguồn nước, không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải bẩn trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên, không dùng phân tươi làm phân bón, không sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng nước sạch tiết kiệm: sử dụng nước sạch thật hợp lý và khoa học; kiểm tra, bảo trì đường ống, vòi nước, bể chứa nước tránh rò rỉ; tái sử dụng nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…
- Sử dụng tiết kiệm điện: Việc để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không sử dụng các thiết bị điện (TV, máy tính, sạc điện thoại, quạt…) là một thói quen phổ biến của nhiều người, tuy nhiên hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện lớn ngay cả khi các thiết bị trong chế độ chờ. Để giảm thiểu lãng phí điện, tốt hơn hết là bạn nên rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Xử lý phân người hợp vệ sinh: dùng cầu tiêu tự hoại,  bán tự hoại , hai ngăn và nghiêm cấm đi tiêu xả thải thẳng xuống sông, ra môi trường. Xử lý phân gia súc, động vật: phải thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước.
- Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: bỏ rác đúng nơi quy định, có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, phân loại rác theo quy định và chứa riêng biệt rác độc hại với rác hữu cơ thông thường; xử lý rác hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước. Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày, lá cây, rơm rạ, giấy vệ sinh bẩn phải đổ vào hố rác của gia đình rồi đốt hoặc chôn; động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột; không vứt rác thải và xác súc vật xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Xử lý nước thải: có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý; nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
- Hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy, nên sử dụng túi đựng nguồn gốc từ thiên nhiên dễ phân hủy, thân thiện môi trường; tận dụng sản phẩm có thể tái chế; hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon, hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa, chai nhựa… Khi đi mua sắm, nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ môi trường. khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế sử dụng lại được nhiều lần.
- Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp và hướng tới nền nông nghiệp xanh: nông nghiệp trồng trọt hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất diệt cỏ, các chất kích thích cây trồng tồn lưu trong sản phẩm, thu gom và xử lý chai lọ phế phẩm nông nghiêp độc hại; cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời gian. Tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm môi trường đất, dẫn tới ô nhiễm chất lượng nguồn nước. Đối với chăn nuôi, nên kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp cao, cần có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ và biện pháp xử lý hợp vệ sinh.
- Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh rừng và đồi trọc, phủ xanh các tuyến đường nội ô: Tình trạng chặt phá rừng diễn ra một cách trầm trọng và là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Cây xanh góp phần giữ đất, giữ nước, tạo mạch nước ngầm, chống xói mòn, tăng độ ẩm và tăng lượng oxi trong không khí. Để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh để bảo vệ môi trường sống chung. Cây xanh không chỉ cung cấp oxy cho con người hít thở, mà còn hấp thụ khí CO2 trong không khí, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa, cây còn cung cấp một môi trường sống cho các loài động vật và thực vật, giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái.
Mục tiêu Chính phủ sẽ ưu tiên việc cung cấp dịch vụ cơ bản tới các xã vùng nông thôn, nhất là ở các xã có tỷ lệ sử dụng nước, vệ sinh thấp và suy dinh dưỡng cao; có cơ chế chính sách, nâng cao năng lực ở cấp xã để thực hiện mục tiêu đề ra: Xóa bỏ phóng uế bừa bãi, tăng cường các hoạt động thúc đẩy vệ sinh khuyến khích các hành vi tự giác ý thức vệ sinh cá nhân; nâng cao nhận thức và hợp tác thực hiện của từng người dân, các cấp, các ngành, về đảm bảo NS&VSMT, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống; nâng cao tỷ lệ các công trình hoạt động bền vững và cải thiện chất lượng nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, giải quyết vấn đề vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, tăng cường công tác truyền thông cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch./.
Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết