Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hãy chung tay giúp đỡ người khuyết tật!

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật:

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc quy định ở 2 trường hợp trên. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP).

Người khuyết tật chủ yếu do bẩm sinh, cũng có thể bị mắc phải (tai nạn) trong cuộc sống. Khuyết tật được chia làm 06 loại: Khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh-tâm thần, khuyết tật trí tuệ, và tập hợp các khuyết tật khác.

- Khuyết tật về vận động: Là những người vẫn có khả năng nghe, nhìn và nói nhưng chân tay lại không thể hoạt động được.

- Khuyết tật nghe, nói: Là những người không thể phát ra âm thanh, không thể trao đổi với nhau bằng âm thanh, hoặc không thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Cũng có những trường hợp sẽ bị khuyết tật cả nghe và nói, điều này làm hạn chế sự giao tiếp của họ với môi trường xã hội. Những người khuyết tật nghe, chúng ta hay gọi là “điếc”, và khuyết tật nói là “câm”.

- Khuyết tật nhìn: Là những người suy giảm về thị giác.

- Khuyết tật về thần kinh-tâm thần: Là những người bị rối loạn thần kinh, không kiểm soát được hành vi, cảm xúc của mình.

- Khuyết tật về trí tuệ: Là người mất khả năng nhận thức đúng sai, cho dù có học cũng không thể hiểu được; tư duy không phát triển.

- Khuyết tật khác: Là tình trạng mà con người bị khiếm khuyết, và mất đi các chức năng cơ thể không thể hoạt động bình thường.

Người khuyết tật đã chịu đựng rất nhiều thiệt thòi, không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Sự kỳ thị đối với người khuyết tật thể hiện qua quan điểm, nhận thức và suy nghĩ của người bình thường về người khuyết tật, có 3 quan điểm rất thiển cận:

Quan điểm thứ nhất: Họ luôn cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả, ở ác thì gặp ác, nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt.

Quan điểm thứ hai: trong con mắt của những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật là những người không bình thường, chính vì vậy mà những người khuyết tật trong mặt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Quan điểm thứ ba: cho rằng người khuyết tật là hiện thân của điều đen đủi và không may mắn, cũng chính quan điểm này mà nhiều lúc người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và chịu sự áp đặt của người khác, đôi khi quan điểm áp đặt và kỹ thị xuất hiện gay trong những gười làm chuyên môn dịch vụ trợ giúp với người khuyết tật. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay cùng với sự nỗ lực thể hiện bàn thân mình của chính người khuyết tật vươn lên chính bản thân mình khẳng định bàn thân “tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật sự kỳ thị cũng đã giảm bớt đi phần nào.

Những giải pháp giảm sự kỳ thị của xã hội đối với người khuyết tật:

- Xã hội cần có cái nhìn nhân ái hơn đối với những người khuyết tật hãy cứ xem họ như những người bình thường được hưởng những quyền lợi và làm việc.

- Tuyên truyền sâu rộng hơn cho người dân hiểu được những quy định của pháp luật về việc không phân biệt kỳ thị đối với người khuyết tât, đặc biệt trong các nhà trường là nơi giúp các em học sinh khuyết tật được hòa nhập với các trẻ bình thường như vậy khoảng cách giữa các em sẽ ngắn bớt lại, các em bình thường sẽ hiểu và thông cảm với các em khuyết tật hơn.

- Cần có những đầu tư hơn nữa đối với những dịch vụ công cộng dành riêng cho người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội.

Các chế độ chính sách và điều kiện hưởng trợ cấp người khuyết tật: Các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ những người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

- Người khuyết tật nặng.

Ngoài việc được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, những người khuyết tật còn được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng:

- Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- Đối người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật: Cụ thể tại Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010, chính sách của Nhà nước về người khuyết tật được quy định như sau:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật: Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật, đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người khuyết tật, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Công tác người khuyết tật đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức, trách nhiệm của cấp Uỷ, Chính quyền, đoàn thể các cấp đối với người khuyết tật được nâng cao hơn, người khuyết tật ngày càng tự tin, thuận lợi hơn hoà nhập vào đời sống xã hội. Các cơ quan nhà nước triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người khuyết tật, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc chăm lo cuộc sống của người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, động viên để người khuyết tật phát huy năng lực, vươn lên hoà nhập, đóng góp cho xã hội. Việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp người khuyết tật đã huy động được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức tôn giáo, nhân đạo, từ thiện có nhiều hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện trợ giúp người khuyết tật./.

Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết