Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS: Bảo đảm công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Việt Nam đã trải qua hơn 33 năm (kể từ năm 1991) đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, từ chỗ người dân chưa hiểu biết gì về HIV/AIDS, kỳ thị, xa lánh và bế tắc khi bị nhiễm HIV, thì theo một số điều tra gần đây, có gần 100% người dân hiểu biết về HIV/AIDS, biết cách phòng ngừa HIV/AIDS và biết uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Việt Nam đã trải qua hơn 33 năm (kể từ năm 1991) đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, từ chỗ người dân chưa hiểu biết gì về HIV/AIDS, kỳ thị, xa lánh và bế tắc khi bị nhiễm HIV, thì theo một số điều tra gần đây, có gần 100% người dân hiểu biết về HIV/AIDS, biết cách phòng ngừa HIV/AIDS và biết uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Trong những năm qua, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng khắp, với sự tham gia của hầu hết các Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và của quần chúng nhân dân. Công tác truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức, đa dạng, phong phú về nội dung và kết quả đã nâng cao hiểu biết của người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các định hướng truyền thông và cách thức tổ chức thực hiện đã được các Bộ, ngành cụ thể hóa thông qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình phối hợp. Tỉnh Bạc Liêu đã lập kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS (01/12) với sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân; tổ chức nhiều sự kiện, xây dựng nhiều mô hình tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức mít tinh và diễu hành tại huyện Hòa Bình (01/12). Nhiều mô hình truyền thông trực tiếp đã được triển khai tại các huyện đã góp phần rất lớn trong công tác thông tin, giáo dục truyền thông tới nhiều đối tượng đặc biệt là cho nhóm có hành vi nguy cơ cao, mang lại thành quả đáng kể làm thay đổi nhận thức của người dân về HIV/AIDS.
Chỉ tiêu thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS 10/11 – 10/12/2024:
 - 100% các đơn vị thuộc ngành Y tế trên địa bàn tỉnh treo băng rol hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
 - Phối hợp 100% các Đài truyền thanh tuyến huyện và phát thanh tuyến xã phát thanh nội dung tuyên truyền về Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
 - 100% các Trung tâm y tế tuyến huyện và Tram y tế tuyến xã phát thanh nội dung tuyên truyền về Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
 - Thực hiện 01 chuyên mục sức khỏe về Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: “Mọi người đều công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” phát trên đài Truyền hình tỉnh Bạc Liêu vào tháng 12/2024.
- Tăng cường sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách cùng toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
 -  Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS: dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện HIV, điều trị sớm HIV/AIDS và đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV hướng tới tăng tiếp cận dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân.
 - Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. 
 - Chủ đề: Thực hiện theo chủ đề của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, tỉnh Bạc Liêu tập trung vào chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.        
HIV và 04 giai đoạn nhiễm HIV:
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể); sốt , tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng; xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
Người bệnh nhiễm HIV chuyển qua giai đoạn AIDS nhanh chóng tử vong nếu không tuân thủ điều kiện chăm sóc và điều trị:
Tuân thủ điều trị ARV giúp người nhiễm HIV khống chế sự phát triển của vi rút, nâng cao sức đề kháng và duy trì được cuộc sống lâu dài.
Thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các địa phương sẽ quản lý can thiệp như xét nghiệm HIV sớm, điều trị ARV sớm vì đây là những can thiệp hiệu quả cả cho công tác dự phòng và cần đẩy mạnh hơn các hoạt động can thiệp như phát bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị Methadone cũng như truyền thông thay đổi hành vi…
Truyền thông thay đổi hành vi là biện pháp quan trọng hàng đầu:
Truyền thông giúp người dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi an toàn về phòng, chống HIV/AIDS, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng, chống HIV là cực kỳ quan trọng. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi nhằm khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại về các yếu tố lây lan của HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ, thúc đẩy hành động, thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ và làm giảm sự kỳ thị xã hội.
Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi giúp mọi người  hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn về HIV/AIDS, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.. góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, thu hút dư luận xã hội ủng hộ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, duy trì bền vững những thành quả đã đạt được. Đồng thời, thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi còn góp phần định hướng cho mọi người thực hiện pháp luật và các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS, kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế xã hội khác, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người duy trì việc thực hiện các hành vi an toàn./.
Bác sĩ Phước Nhường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết