Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng tuần lễ làm mẹ an toàn

Làm mẹ an toàn (LMAT) là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Mục tiêu của LMAT là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh.

Làm mẹ an toàn (LMAT) là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Mục tiêu của LMAT là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Các nội dung giáo dục sức khoẻ về Làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nước quan tâm, trở thành nội dung quan trọng của Chiến lược chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu. Ngày 18/9/2024 Trung tâm Kiểm soát tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch số 152/KH-KSBT triển khai các hoạt động và công tác truyền thông Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Theo Kế hoạch “Tuần lễ Làm mẹ an toàn” sẽ triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt tại 14 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: Xã thuộc khu vực I gồm có 11 xã: Phường 1 (Thị xã Giá Rai); Thị trấn Hoà Bình (huyện Hoà Bình); Phường 3, xã Hiệp Thành, xã Vĩnh Trạch, xã Vĩnh Trạch Đông (Thành phố Bạc Liêu); xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi); Thị trấn Ngan Dừa, xã Ninh Thạnh Lợi, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân); xã Long Điền (huyện Đông Hải). Xã thuộc khu vực II gồm có 03 xã: Phường Hộ Phòng (Thị xã Giá Rai); xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh (huyện Hoà Bình).
Tuần lễ Làm mẹ an toàn diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 07/10/2024 với chủ đề:“Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con”. Trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn các Bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Trạm Y tế xã/phường/thị trấn: Mỗi đơn vị tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn; cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương; cho ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã; cho ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã. Vận động, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là các cơ quan tuyên truyền ở cấp huyện, xã đều có tin, bài về Làm mẹ an toàn. Các hoạt động chủ yếu trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn bao gồm truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kết hợp cung cấp dịch vụ hoạt động chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Cn Nguyễn Thị Mai - Khoa Sức khoẻ sinh sản
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết