Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh tay chân miệng trong trường học

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackievirus và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi). Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa nên dễ lây nhiễm khi vệ sinh không được đảm bảo, ở nơi đông đúc tập trung như các trường học, nhà trẻ,…

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackievirus và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi). Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa nên dễ lây nhiễm khi vệ sinh không được đảm bảo, ở nơi đông đúc tập trung như các trường học, nhà trẻ,… và hiện nay đang là thời gian các trẻ trở lại học sau kỳ nghỉ hè, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu, trong 8 tháng đầu năm 2024, tình hình mắc tay chân miệng trên toàn tỉnh là 896 trường hợp (giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2023) không có trường hợp tử vong. Để tích cực phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, học sinh, ngay từ đầu năm học mới và thời gian các trẻ trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài ngày. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các thầy cô, bậc phụ huynh, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau: (1) Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; (2) Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); (3) sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; (4) không mớm thức ăn cho trẻ; (5) không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng; Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: (6) Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; (7) Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh; (8) Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác; (9) Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khỏi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. Cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Bệnh tay chân miệng sẽ được hạn chế nếu mỗi người chủ động cập nhật, tiếp nhận kiến thức và tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa trên. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng: Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi ăn, uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, tàu hủ đường… Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem. Theo dõi nếu có các triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật… báo ngay cho cán bộ y tế. Toàn dân hưởng ứng chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe trẻ em và gia đình!
Bác sĩ Phước Nhường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết