Chủ động phòng ngừa bệnh dại và không thả rông chó mèo ra môi trường.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, tử vong 100%. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ. Tiêm ngừa dại sớm, đủ liều, đúng lịch, khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, tử vong 100%. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng ngoài cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ. Tiêm ngừa dại sớm, đủ liều, đúng lịch, khi bị chó, mèo cắn là biện pháp ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh dại. Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị mắc bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm, nhưng có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Để chủ động phòng, chống bệnh dại, cần phải cắt đứt nguồn lây lan vi rút dại và tiêm ngừa vắc xin dại ngay khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ.
Trong những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam có trên 100 người chết vì bệnh dại, chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu có 01 ca mắc bệnh dại và tử vong tại xã Định Thành, huyện Đông Hải; năm 2019 xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong, tại phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai; 10 tháng đầu năm 2020, xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải. Năm 2021 – 2024 tỉnh Bạc Liêu không có ca bệnh dại. Để triển khai thực hiện tốt Chương trình, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2024, Khoa Truyền thông GDSK - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu đã xây dựng kế hoạch số 16/KH-KSBT ngày 05/02/2024 về việc tăng cường giám sát, phát hiện và áp dụng tất cả các biện pháp truyền thông phòng chống bệnh dại năm 2024 tiến tới loại trừ bệnh dại ở người, không có người chết vì bệnh dại vào năm 2024. Mục tiêu phòng ngừa bệnh dại cụ thể: Trên 90% số trường hợp phơi nhiễm bệnh dại được tiêm phòng vắc xin ngừa dại, những năm về sau giám sát chặt chẽ, xử lý triệt để, khống chế chế tài nghiêm khắc chủ nuôi chó mèo vi phạm, không để xảy ra người tử vong vì bệnh dại.
Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ; Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
- Rửa ngay vết thương với xà phòng và nước sạch dưới vòi chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn Iod hoặc các chất sát khuẩn khác để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn.
- Không chà sát, không nặn máu để tránh tổn thương rộng hơn. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Sau đó cần đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
- Khi xử lý vết thương do bị động vật cắn người dân cần chú ý: Không băng kín, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương; Không chữa bệnh dại bằng Đông y hay thuốc Nam.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Việc khám và điều trị dự phòng dại bằng tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị cắn. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
Trong vòng 6 tháng sau tiêm vắc xin, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia ... đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sỹ biết việc mình đang tiêm phòng dại.
Chủ nuôi chó mèo cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ; Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
Bệnh dại khi lên cơn là tử vong 100%. Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính ở hệ thống thần kinh trung ương, lây từ động vật nhiễm vi rút dại sang người qua vết cắn, liếm trên vết thương hở, hoặc qua niêm mạc. Vi rút dại Rhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, lây nhiễm qua vết cắn, sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương. Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tiến tới tủy sống và não bộ phá hủy mô thần kinh, gây nên những cơn kích động ở người bệnh. Người bị bệnh dại có những biểu hiện kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, bị liệt dẫn tới suy hô hấp và hôn mê. Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dại và tổn thương hệ thần kinh trung ương trong bệnh dại là không hồi phục. Người bệnh thường tử vong sau 7 - 10 ngày.
Triệu chứng sớm nhận biết người bị chó dại cắn:
Thời kỳ đầu: Khoảng 1 - 4 ngày, biểu hiện kín đáo và không đặc hiệu như sốt, đau đầu, mất ngủ, có cảm giác ngứa, dị cảm như kiến bò chỗ vết cắn; lo âu, căng thẳng, hoảng hốt.
Thời kỳ toàn phát: Người bệnh đau nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ; các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp… Người bệnh tử vong trong vòng vài ngày sau khi lên cơn dại. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng.
Không phải 100% số người bị chó, mèo cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, có người không bị dại, tùy thuộc lượng vi rút trong nước bọt chó có hay không và nếu có thì nhiều hay ít, vết thương sâu hay không, có rách da không? Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, nên tất cả các trường hợp phải đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương và tiêm ngừa dại.
Truyền thông phòng chống bệnh dại tập trung vào:
Thúc đẩy sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn dân quan tâm đến sức khỏe và quản lý tốt đàn chó nuôi, tiêm ngừa đầy đủ cho chó nuôi, không thả chó chạy rông, rọ mõm chó lại, tiêm ngừa đầy đủ cho đàn chó; nâng cao nhận thức cho người dân tránh xa đàn chó, khi bị chó cắn phải đến cơ sở y tế tiêm ngừa đầy đủ, không đến thầy lang lấy nọc, báo cáo thông tin cho cơ quan thú y địa phương để giám sát và có biện pháp xử lý; kêu gọi toàn xã hội đặc biệt quan tâm và cùng tham gia vào công tác phòng chống bệnh dại. Hạn chế nuôi chó, áp dụng đúng các yêu cầu của ngành thú y khi nuôi chó.
Bệnh dại không điều trị được khi đã lên cơn dại, phải phòng ngừa và tiêm vắc xin dại ngay từ ban đầu mới bị chó cắn, tiêm đủ liều và có thể tiêm huyết thanh kháng dại trong những trường hợp đặc biệt theo chỉ định của Bác sĩ.
Chủ động phòng chống bệnh dại:
Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải được cách ly theo dõi và tiêu hủy khi có lệnh thú y (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.
- Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại; vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
- Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi; tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.
- Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và tiêm ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế.
- Không thả rông chó, mèo để hạn chế lây truyền bệnh dại. Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị chó, mèo cắn là biện pháp duy nhất cứu người khỏi bệnh dại./.
Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG