Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục phù hợp và thường xuyên để sống vui, khỏe phòng chống bệnh đái tháo đường.

Theo ước tính, hiện nay Việt Nam hiện đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật gia tăng nhanh của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Ước tính Việt Nam có trên 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có hơn 60% chưa được phát hiện bệnh.

Theo ước tính, hiện nay Việt Nam hiện đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật gia tăng nhanh của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Ước tính Việt Nam có trên 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có hơn 60% chưa được phát hiện bệnh. Hiện nay, đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương chi có thể dẫn đến phải cắt cụt. ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose máu do khiếm khuyết về tiết insulin, về kháng insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh…Phân loại đái tháo đường gồm:
Đái tháo đường tuýp 1: do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể (khi các tế bào miễn dịch tự tấn công các tế bào tụy do tự miễn) và ngăn cơ thể tạo ra insulin. Insulin bị thiếu hụt dẫn đến đường trong máu tăng lên do không được đưa vào tế bào để sử dụng. Khoảng 5-10% những người mắc bệnh đái tháo đường thuộc tuýp 1. Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường phát triển nhanh chóng và thường được chẩn đoán phát hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên. Cách điều trị duy nhất của tiểu đường tuýp 1 là dùng insulin mỗi ngày.
Đái tháo đường tuýp 2: cơ thể kháng insulin và làm tăng lượng đường trong máu. Khoảng 90-95% bệnh nhân đái tháo đường thuộc tuýp 2. Bệnh phát triển trong nhiều năm và thường được chẩn đoán ở người lớn (nhưng ngày càng nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên). Trong giai đoạn đầu bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy những đối tượng có nguy cơ cần kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh như: Giảm cân, ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thể thao.
Đái tháo đường thai kỳ: xảy ra ở phụ nữ mang thai chưa bao giờ mắc đái tháo đường trước đây. Mặc dù tình trạng này thường biến mất sau khi sinh, nhưng nó làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường tuýp 2 sau này cho cả mẹ và con. Trẻ em sinh ra từ mẹ có đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ bị béo phì cao hơn.
ĐTĐ là bệnh lý mạn tính, hiện tại không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị bệnh chính là kiểm soát chỉ số HbA1c (<6,5% ) và chỉ số đường huyết về mức an toàn (từ 4,4 – 6,4mmol/l hay 70 – 100mg/dL) để ngăn ngừa các biến chứng do ĐTĐ gây ra, để đạt các chỉ số an toàn, mỗi người cần thực hiện các bước như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống hợp lý là một trong các cách kiểm soát được lượng đường huyết tốt nhất. Nhịn ăn hoặc chế độ ăn quá kiêng khem hà khắc không phải là cách tốt để kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân ĐTĐ phải ăn đủ, nhưng chia lượng thức ăn ra nhiều bữa nhỏ để cơ thể không cảm thấy quá đói. Vì khi đói, người bệnh sẽ cần phải nạp thêm một lượng lớn năng lượng cho cơ thể, điều này sẽ gây tăng đường huyết; hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa, các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn. Nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau củ, các loại đậu như đậu nành; các thực phẩm nguyên hạt như ngũ cốc; các thực phẩm bổ sung protein ít béo như trứng, cá, sữa…
- Bệnh nhân ĐTĐ phải ăn đủ, nhưng chia lượng thức ăn ra nhiều bữa nhỏ để cơ thể không cảm thấy quá đói. Vì khi đói, người bệnh sẽ cần phải nạp thêm một lượng lớn năng lượng cho cơ thể, điều này sẽ gây tăng đường huyết.
- Uống đủ nước và hạn chế các chất kích thích: Uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào… Vì đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết, giảm sức đề kháng của người bệnh, gia tăng nguy cơ biến chứng ĐTĐ.
- Chế độ luyện tập thể dục thể thao: Chế độ luyện tập vừa sức, hợp lý dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ giúp giảm cân, tiêu hao năng lượng dư thừa… cũng là cách kiểm soát đường huyết tốt.
Khuyến cáo của ngành y tế để có cuộc sống khỏe mạnh:
- Mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc đái tháo đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung. Mặc dù luyện tập thể lực là điều vô cùng cần thiết, mọi bệnh nhân đái tháo đường cần phải được hướng dẫn các bài tập phù hợp với chính bản thân mình. Tốt nhất là nên thăm khám bác sĩ nội tiết và bác sĩ y học thể thao để được tư vấn về vấn đề này trước khi chính thức bắt đầu một chương trình tập thể dục. Đối với các bệnh nhân đã có một số biến chứng đái tháo đường như bệnh mạch máu ngoại biên, loét chân, tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh thận, cần có những cách thức huấn luyện, hỗ trợ đặc biệt cho việc tập luyện.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường huyết tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.
- Người mắc bệnh ĐTĐ vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo chỉ định của bác sĩ./.
Bác sĩ. PHƯỚC NHƯỜNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết