Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khoa học về làm mẹ an toàn cho phụ nữ nghèo ở vùng ven biển.

Chiều ngày 08/12/2022, Sở Y tế Bạc Liêu tổ chức Hội thảo khoa học về một số giải pháp tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ nghèo ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu tại Hội trường Sở Y tế.

Chiều ngày 08/12/2022, Sở Y tế Bạc Liêu tổ chức Hội thảo khoa học về một số giải pháp tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ nghèo ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu tại Hội trường Sở Y tế. Tham dự gồm Hội thảo có: Bs Phạm Văn Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu; Bs Nguyễn Văn Bọt, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Bạc Liêu; PGS.Ts Đào Hoàng Nam, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu; Ts Châu Hồng Ngọc, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu; cùng khách mời và các cộng sự cùng tham dự.

Bs Phạm Văn Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ nghèo có con từ 0 đến 2 tuổi sinh sống ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Với thiết kế cắt ngang, nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng được tiến hành đánh giá tại 11 xã trên địa bàn huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải và thành phố Bạc Liêu. Thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2022, trong đó có 800 bà mẹ và 40 đối tượng là lãnh đạo quản lý địa phương và ban ngành có liên quan tham gia phỏng vấn. Các nội dung nghiên cứu bao gồm: đánh giá cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị y tế trong việc cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn theo quy định; đánh giá mức độ được giám sát chỉ đạo tuyến đào tạo liên tục về làm mẹ an toàn tại cơ sở y tế; các chỉ số thực hành về làm mẹ an toàn của bà mẹ được so sánh với chỉ tiêu đưa ra cơ cấu phần làm mẹ an toàn trong chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Các giải pháp được phân tích từ kết quả đánh giá, qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với lãnh đạo ban ngành đoàn thể và nhân viên y tế.

Quang cảnh Hội thảo khoa học về làm mẹ an toàn cho phụ nữ nghèo ở vùng ven biển.

Tất cả có 18 chỉ số thực hành về làm mẹ an toàn của bà mẹ chỉ đạt trong khoảng 60 – 70%; các yếu tố được cho là có liên quan đến việc bà mẹ hạn chế thực hành làm mẹ an toàn gồm: Dân tộc, thu thập, tiếp xúc với nhiều nguồn truyền thông và sự hài lòng về cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn; cơ sở cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn còn hạn chế, nhân viên y tế chưa hài lòng với dịch vụ. Cần phần tăng cường các hoạt động truyền thông, thay đổi nhận thức, hành vi làm mẹ an toàn của bà mẹ, tạo môi trường thuận lợi cho bà mẹ được tiếp cận tốt hơn với dịch vụ cung cấp làm mẹ an toàn; tăng cường tính sẵn có của cơ sở y tế, nâng cao năng lực của nhân viên y tế trong cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn, đa dạng về hình thức và nội dung phù hợp với người dân đang sống ở vùng ven biển trong tỉnh Bạc Liêu./.

Chanh Ty


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết