Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Duy trì hiệu quả Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân đến từng hộ gia đình và từng người dân.

Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân; Công văn số 3611/BYT-MT ngày 28/6/2024 của Bộ Y tế về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân năm 2024; Công văn số 2331/VP-KGVX ngày 01/7/2024 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024.

Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân; Công văn số 3611/BYT-MT ngày 28/6/2024 của Bộ Y tế về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân năm 2024; Công văn số 2331/VP-KGVX ngày 01/7/2024 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024. Để phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân đạt hiệu quả tốt, vấn đề quan trọng là phải thực hiện tốt công tác dân vận để người dân hiểu và tự giác tham gia các phong trào giữ vệ sinh hàng ngày. Các cơ quan, đơn vị, khóm/ấp phải triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khơi dậy ý thức, trách nhiệm của người dân, tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như: Vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà; bảo đảm an toàn vệ sinh trong lao động để phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu và thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe theo hướng dẫn của ngành Y tế, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Các hoạt động truyền thông hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân: lồng ghép với các hoạt động thuộc chương trình, phong trào và các dự án khác có liên quan
- Chọn một địa điểm điển hình tổ chức mít tinh phát động, hưởng ứng vơi sự tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp, học sinh và các tầng lớp nhân dân tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành vi nhằm giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; xây dựng trường trại hợp vệ sinh và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà; xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch – đẹp, bảo đảm vệ sinh trong trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, khu du lịch, khu dịch vụ, nơi công cộng;
- Tổ chức thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch các công trình vệ sinh nơi công cộng, khu du lịch, bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc…; tổ chức ra quân, huy động toàn dân làm tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá gắn với phong trào “Toàn dân xây dựng nông thôn mới”;
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương…), treo băng rôn , áp phích, phân phát tài liệu, tờ rơi với các mục tiêu, nội dung liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, vệ sinh trong chế biến thực phẩm tại địa phương;
- Tổ chức và phát động các cuộc thi hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại các khu dân cư, trường học, cơ quan, công sở, tham gia cuộc thi “Cơ sở xanh – sạch – đẹp” theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các nội dung về vệ sinh phòng chống dịch, vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt; vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh, vệ sinh môi trường trong cơ sở y tế và trường học; phòng chống, dịch bệnh tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nơi ngập lụt, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm hiệu quả và đúng theo các quy định hiện hành.
Người dân cần phải chủ động, phối hợp với ngành Y tế và cơ quan ban ngành đoàn thể địa phương trong việc giữ gìn vệ sinh, vệ sinh môi trường, thực hiện lối sống văn minh, xây dựng môi trường sống xanh sạch đẹp, giữ gìn vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, sởi, rubella, viêm não Nhật bản B và tăng cường phòng chống các dịch bệnh khác, chủ đề truyền thông tập trung vào:
1. Vệ sinh cá nhân; Rửa tay bằng xà bông với nước sạch;
2. Vệ sinh môi trường sống xung quanh nhà ở, cơ quan, xí nghiệp…
3. Vệ sinh môi trường lao động;
4. Vệ sinh môi trường sinh hoạt; Xây dựng và sử dụng đúng cách nhà tiêu, nhà tắm, giếng nước;
5. Thực hiện phong trào 3 sạch 4 diệt;
6. Thực hiện phong trào sạch làng tốt ruộng, sạch bản tốt nương, sạch đường đẹp phố…
Bác sĩ. PHƯỚC NHƯỜNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết