Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Theo báo cáo số 1226/BC-PAS ngày 19/4/2023 của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình giám sát dịch tễ bệnh Sốt xuất huyết khu vực phía Nam tháng 3 năm 2023.

(Cán bộ y tế phun hóa chất phun hóa chất diệt muỗi)

 

Theo báo cáo số 1226/BC-PAS ngày 19/4/2023 của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình giám sát dịch tễ bệnh Sốt xuất huyết khu vực phía Nam tháng 3 năm 2023. Ở tỉnh Bạc Liêu ghi nhận chỉ số BI là 43, cao hơn yếu tố nguy cơ bùng phát dịch bệnh SXH. Bên cạnh đó, Chỉ số DI là 0,7 con muỗi/nhà cũng là yếu tố có nguy cơ cao với khả năng bùng phát dịch bệnh SXH. Từ kết quả trên, kết hợp với điều kiện thời tiết chuẩn bị vào mùa mưa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho muỗi vằn tiếp tục sinh sản và phát triển. Vì vậy, khả năng bùng phát dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trước tình hình đó Sở Y tế đề nghị Giám đốc các đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể như sau:

- Triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, có thể kết hợp phun hóa chất chủ động nếu đúng chỉ định tại các địa bàn nguy cơ, trọng điểm bệnh SXHD.

- Tăng cường truyền thông rộng rãi để người dân biết được các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh SXHD và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đối với SXH là diệt muỗi, diệt lăng quăng và tránh muỗi đốt. Đối với các hộ gia đình, cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi; diệt lăng quăng bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không có chỗ đẻ trứng; thả cá bảy màu vào lu, khạp, các hồ chứa để cá ăn, diệt lăng quăng; vệ sinh môi trường, tiến hành thu gom các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như vỏ dừa, lốp xe cũ, chậu cây cảnh… để muỗi không có nơi trú ngụ, sinh sản; ngủ mùng (kể cả ban ngày), mặc quần, áo dài tay để tránh bị muỗi đốt./.   

BS Tiền Trường Hải Đăng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết