Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BẠC LIÊU CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Khoảng 09 giờ 00’ sáng ngày 15/4/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu (CDC) ghi nhận thông tin từ Trung tâm Y tế thành phố Bạc Liêu có 2 trường hợp sống cùng gia đình trên địa bàn phường 5, có xét nghiệm test nhanh Covid-19 với kết quả dương tính (+).

Khoảng 09 giờ 00’ sáng ngày 15/4/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu (CDC) ghi nhận thông tin từ Trung tâm Y tế thành phố Bạc Liêu có 2 trường hợp sống cùng gia đình trên địa bàn phường 5, có xét nghiệm test nhanh Covid-19 với kết quả dương tính (+).

Ngay sau đó, CDC nhanh chóng cữ cán bộ xuống địa bàn phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố, Trạm Y tế phường 5 đ điều tra dịch tễ. Theo đó, 2 trường hợp nghi ngờ mắc Covid- 19 trên địa bàn phường 5 hôm nay, tất cả đều là học sinh lớp 12 và lớp 5, có 08 trường hợp tiếp súc gần với 2 trường hợp này.

CDC đề nghị Trung tâm Y tế tư vấn hướng dẫn người nhà 2 trường hợp nghi ngờ mắc Covid -19 nên đưa người bệnh đi nhập viện điều trị và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đúng qui định của Bộ Y tế. Hiện tại các trường hợp tiếp xúc gần không có triệu chứng, đã được cán bộ y tế hướng dẫn thực hiện 2K+, hạn chế tiếp xúc đám đông, tự theo dõi sức khỏe và báo cáo y tế nếu có bất thường về sức khỏe. Riêng đối với các trường- nơi 2 trường hợp nghi ngờ mắc Covid -19 đang theo học cũng được xử lí bằng hóa chất sát khuẩn.

Nhân viên Trung tâm Y tế TP. Bạc Liêu tiến hành phun hóa chất khử trùng, phòng ngừa dịch COVID-19 ở một trường học trên địa bàn thành phố.

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng vi rút, các biến thể mới trong tương lai. Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và  tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.  

Trước diễn biến dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng. Ngày 12/4/2023, Bộ Y tế đã gửi công văn 2116/BYT-DP đến Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều biện pháp, trong đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh rà soát cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch, đồng thời, công bố thông tin chính xác, minh bạch để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Đánh giá cấp độ dịch ở cấp xã/phường, khi phát hiện ca bệnh, chùm ca bệnh thì nhanh chóng xử lý, khoanh vùng không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ  + ý thức người dân và các biện pháp khác.

Trong đó, ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, phương tiện giao thông, tại không gian kín và các địa điểm bắt buộc, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới; khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Vì vậy, cùng với thực hiện đầy đủ khuyến cáo 2K + vắc xin và các biện pháp khác, người dân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương trong việc phòng, chống dịch COVID-19.

TÚ EM


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết