Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022.

Chiều ngày 21/07/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.

Chiều ngày 21/07/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Trung ương có đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ/Cục/Văn phòng/đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, các tổ chức chính trị, xã hội, các t chức quốc tế và các đơn vị liên quan. Điểm cầu Văn phòng Bộ Y tế khu vực phía Nam có đại diện Văn phòng Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Y tế tại Tp. Hồ Chí Minh, các Viện và Bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh. Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước có Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Y tế, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trên địa bàn tỉnh, thành phố các đơn vị y tế trực thuộc ngành y tế tỉnh.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế Bạc Liêu

Tại hội nghị, các địa phương được nghe báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về kết quả giám sát dịch bệnh COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng theo từng khu vực phụ trách và đưa ra các đề xuất, giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới. Cũng trong hội nghị, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn triển khai công tác điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng, bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin nhanh về tình hình tiếp nhận, cung ứng vắc xin phòng COVID-19, cũng như tiến độ tiêm phòng COVID-19, đặc biệt tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em, đảm bảo an toàn tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Tình hình bệnh tay chân miệng tại khu vực Miền Bắc, tính đến 20/7/2022, tổng số ca cộng dồn là 5.389, tăng so với cùng kỳ 2021 (1.404 trường hợp), chưa ghi nhận trường hợp tử vong, không ghi nhận ổ dịch bùng phát tại cộng đồng, trường học, nhà trẻ, chủ yếu là các trường hợp tản phát. Số ca mắc có xu hướng tăng cao và tăng nhanh từ tuần 17, đạt đỉnh vào tuần 22 (973 ca) và giảm dần đến nay khoảng 150 ca/tuần. Bệnh tay chân miệng tại khu vực Miền Trung, số ca mắc tay chân miệng 6 tháng đầu năm 2022 thấp hơn năm 2021. Tuy nhiên số ca mắc năm 2022 vẫn còn ở ngưỡng cao và chưa có dấu hiệu giảm, khác hoàn toàn so với năm 2021. Do vậy cần tăng cường tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân nhất là khi học sinh vào năm học mới. 6 tháng đầu năm 2022 có 1 ca tử vong tại Bình Thuận (tháng 3), năm 2021 khu vực không có ca tử vong. Bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam, năm 2022: 30.374 ca mắc (↓6% so với cùng kỳ 2021), 01 ca tử vong (Bình Dương), 371 ổ dịch. Các tỉnh có số ca mắc cao là Tp.HCM (10326 ca, 34%), Đồng Nai (4359 ca, 14.4%), Bình Dương (2188 ca, 7.2%).

Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Miền Bắc, tính đến tháng 18/7/2022 toàn Miền Bắc ghi nhận 1.433 ca mắc, số mắc SXHD bắt đầu tăng từ tháng 5/2022, chủ yếu là các ca bệnh tản phát và có một số ổ dịch tập trung quy mô nhỏ. Ca mắc SXHD tăng nhanh từ tuần 21 đến nay, chủ yếu ghi nhận tại Hà Nội (231 ca), Nghệ An (201 ca), Thanh Hóa (99 ca), Hà Tĩnh;  tại khu vực Miền Trung, ca bệnh tăng cao từ tuần 18, vượt ngưỡng cảnh báo dịch ở tuần 21, từ tuần 26 đến nay có dấu hiệu giảm nhẹ. Cả khu vực ghi nhận 17.340 M/1C  (01 ca tử vong tại Bình Thuận). Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận đang là các tỉnh có số mắc cao trong khu vực so với các tỉnh khác. Ca SXHD nặng chiếm dưới 1%; tại khu vực Tây Nguyên, chu kỳ dịch bệnh SXH là 3 năm => năm 2022 dự báo là năm chu kỳ dịch, so với cùng kỳ năm 2019 (M/C: 16.912/1), số ca giảm 74,1%, tử vong bằng nhau 01 ca. Tính đến tuần 29/2022 số M/C: 4.378/1, so với cùng kì 2021 tăng gấp 3,5 lần, tử vong tăng 01 ca. Năm 2022 SXH tăng mạnh từ tháng 6 vượt so với năm 2021 và trung bình giai đoạn 2016-2020. Đỉnh dịch khu vực Tây Nguyên vào tháng 7, 8 trong năm.

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tính đến 18h00 ngày 20/7/2022, Viện đã nhận được báo cáo của 47 tỉnh đăng ký nhu cầu vắc xin COVID-19, 6 tháng cuối năm theo yêu cầu của Bộ Y tế, còn 16 tỉnh chưa đăng ký gồm: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, TP. HCM, Bình Dương, Bình Phước. Tình hình tồn vắc xin COVID-19 tại các tuyến, tuyến tỉnh 5,6 triệu liều, tuyến khu vực 5,0 triệu liều, tuyến quốc gia 10,9 triệu liều, tổng cộng là 21,5 triệu liều trong đó chủ yếu là vắc xin Pfizer và Moderna. Có 2,35 triệu liều Vero Cell hạn dùng tháng 10/2023. Tỷ lệ tiêm mũi 3 và 4 cho người từ 12 tuổi chưa đạt tiến độ, đặc biệt là ở nhóm trẻ 12-17 tuổi. Tỷ lệ tiêm mũi 1 và 2 ở nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi chưa đạt yêu cầu. Ngày 12/7/2022, Bộ Y tế ban hành công văn số 3675/BYT-DP về việc đề xuất nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 trong 6 tháng cuối năm 2022.

Một số khó khăn trong triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người lớn là: Sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp, nhiều đối tượng đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết; Nhiều người đã mắc COVID-19 chưa đến thời gian tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4; Thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, e ngại của người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại. Do chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 được tổ chức trong một thời gian dài, trong giai đoạn hiện nay việc triển khai vắc xin chủ yếu do ngành Y tế tổ chức thực hiện, thiếu sự vào cuộc quyết liệt của Chính quyền và các Ban ngành đoàn thể như giai đoạn đầu của chiến dịch.

Một số khó khăn trong triển khai tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: Sự e ngại của các bậc cha mẹ về phản ứng sau tiêm, lo sợ ảnh hưởng lâu dài của vắc xin đến sức khỏe lâu dài của trẻ, tỷ lệ không đồng ý tiêm chủng ở nhóm trẻ nhỏ cao hơn so với nhóm trẻ 12-17 tuổi và người lớn; bối cảnh hiện tại số mắc COVID-19 giảm, các trường hợp trẻ em mắc bệnh hầu hết ở mức độ nhẹ dẫn đến tâm lý chủ quan của người dân đối với việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ là không cần thiết. Có một tỷ lệ nhất định trẻ ở lứa tuổi này đã mắc COVID-19 nên cha mẹ nghĩ không cần tiêm chủng cho con; việc rà soát nắm đối tượng trẻ không đi học, trẻ nhỏ tại các vùng di biến động theo bố mẹ đi làm việc tại các thành phố, khu công nghiệp... cũng có nhiều khó khăn cần phải có sự vào cuộc của chính quyền.

Trong thời gian tới, các địa phương cần tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo, tham gia của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của địa phương; khẩn trương gửi đề xuất nhu cầu vắc xin 6 tháng cuối năm để Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Y tế; Các tỉnh/TP đẩy nhanh tốc độ tổ chức tiêm mũi nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên và cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, sớm hoàn thành trong quý III/2022; Duy trì công tác báo cáo về kết quả tiêm chủng, quản lý vắc xin COVID-19 kịp thời; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội và trực tiếp./.

Hữu Lộc


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết