Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả kiểm tra vệ sinh An toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

Căn cứ Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 05/12/2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023;

Căn cứ Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 05/12/2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bạc Liêu báo cáo kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, cụ thể như sau:

I. Công tác chỉ đạo: Triển khai thực hiện Kế hoạch số 74/KH-BCĐ ngày 08/12/2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh về triển khai kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

II. Kết quả các hoạt động:

1. Các hoạt động truyền thông: Thực hiện 01 phóng sự phát trên Đài Phát thanh- Truyền hình Bạc Liêu; Treo 30 băng rôn tuyên truyền.

2. Hoạt động kiểm tra:

- Đoàn tiến hành kiểm tra 39 cơ sở, trong đó có 18 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và 21 cơ sở kinh doanh thực phẩm.

- Trong đợt kiểm tra ghi nhận 07 cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở, cam kết), 02 cơ sở vi phạm điều kiện vệ sinh cơ sở, 02 cơ sở vi phạm điều kiện trang thiết bị dụng cụ, 02 cơ sở vi phạm điều kiện về con người và 01 cơ sở vi phạm chất lượng sản phẩm thực phẩm.

III. Nhận xét:

1. Thuận lợi:

- Sở Y tế chỉ đạo triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn và đồng loạt thực hiện tuyên truyền, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 đạt kết quả tốt.

- Trong quá trình kiểm tra các thành viên cũng tuyên truyền về các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Phần lớn các cơ sơ có ý thức và tuân thủ chấp hành tốt các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.

2. Hạn chế:

Đa số các cơ sở chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm; tuy nhiên vẫn còn một vài cơ sở tại thời điểm kiểm tra chưa xuất trình được các giấy tờ có liên quan đến an toàn thực phẩm và một số cơ sở kinh doanh thực phẩm chưa làm lại bản cam kết và xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; một số mặt hàng quá hạn sử dụng, thực phẩm bao gói hư hỏng … với số lượng ít, đoàn kiểm tra đề nghị cơ sở tự tiêu hủy tại chổ. Bên cạnh đó còn vài cở sở sản xuất, kinh doanh chưa tuân thủ đầy đủ các điểu kiện trong sản xuất, kinh doanh và bảo quản thực phẩm, đoàn kiểm tra nhắc nhở và hướng dẫn, cam kết khắc phục. Một số cơ sở sản xuất thời vụ, nhỏ lẻ thực hiện chưa tố như: Chưa trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân, giấy tự xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và vệ sinh khu vực sản xuất chưa tốt….

3. Khó khăn:

Thời gian triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra tại các huyện, thị xã, thành phố ngắn ngày, đối tượng kiểm tra đợt này chủ yếu các cơ sở kinh doanh, sản xuất, các kho, nhà phân phối có rất nhiều mặt hàng, trong khi đoản vào kiểm tra chủ cơ sở vắng mặt kéo dài, mất nhiều thời gian.

4. Kiến nghị:

Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tăng cường công tác tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng hiểu biết, thực thi đúng các quy định của pháp luật./.

 

BS. Tiền Trường Hải Đăng

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết