Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn cho cán bộ tuyến huyện, xã về Phát hiện sớm, quản lý, điều trị bệnh Lao và bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Trạm y tế, năm 2022.

Với mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh lao và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở tuyến cơ sở; tăng khả năng nhận biết các triệu chứng nghi ngờ, phát hiện sớm, tư vấn, giới thiệu chuyển tuyến và quản lý người bệnh lao, COPD tại các Trạm y tế.

Với mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh lao và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở tuyến cơ sở; tăng khả năng nhận biết các triệu chứng nghi ngờ, phát hiện sớm, tư vấn, giới thiệu chuyển tuyến và quản lý người bệnh lao, COPD tại các Trạm y tế. Từ ngày 29/9 đến ngày 04/10/2022, Sở Y tế Bạc Liêu phối hợp với Ban quản lý Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ tuyến huyện, xã về “Phát hiện sớm, quản lý, điều trị bệnh Lao và bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Trạm y tế” năm 2022. Tham dự tập huấn có 71 học viên là các Y, Bác sỹ làm công tác khám chữa bệnh tại các Trạm y tế và được phân công phụ trách quản lý chương trình tại Trung tâm y tế, Trạm y tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Quang cảnh lớp tập huấn.
Tại lớp tập huấn,  các giảng viên đã giới thiệu sơ lược về hoạt động quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản của tỉnh trong thời gian qua cũng như công tác thu dung điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của Chương trình Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản hiện nay chiếm khoảng 4% dân số, diễn tiến ngày càng nặng nếu không chẩn đoán đúng và điều trị sớm và thay đổi những quan điểm sai lầm về mặt nhận thức thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong đứng thứ 3 sau đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ trên thế giới cũng như tại Việt Nam, dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng.
Giảng viên phổ biến các nội dung đến học viên.
Tham gia lớp tập huấn, các học viên được tiếp nhận các nội dung: Giới thiệu chương trình chống lao Quốc gia và chiến lược quốc gia phòng chống lao đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; Các phương pháp chẩn đoán lao; Điều trị bệnh lao; Dự phòng bệnh lao; Tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh lao; Quản lý, chuyển tuyến, báo cáo và giám sát người bệnh lao; ngoài ra các học viên còn được hướng dẫn các nội dung về: Chẩn đoán, đánh giá, phân loại COPD; Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh COPD; Quản lý, chuyển tuyến, báo cáo, giám sát người bệnh COPD; các phương pháp tổ chức câu lạc bộ người bệnh COPD …
Qua buổi tập huấn, các học viên đặt ra nhiều câu hỏi cho các giảng viên, thảo luận, chia sẻ về các hoạt động, khó khăn vướng mắc tại địa phương. Qua đó giúp các học viên nâng cao kiến thức về cách khám sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và một số bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, từ đó có những biện pháp quản lý điều trị, chăm sóc kịp thời cho người dân./.
Lâm Anh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết