Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Thực hiện Công văn số 435/BYT-MT ngày 29/01/2024 của Cục quản lý Môi trường, Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024;

Thực hiện Công văn số 435/BYT-MT ngày 29/01/2024 của Cục quản lý Môi trường, Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 21/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện chương trình ATVSLĐ năm 2024; Công văn số 232/SYT-NV ngày 20/02/2024 của Sở Y tế về việc tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024; Kế hoạch số 18/KH-KSBT ngày 07/3/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về việc tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024. Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra từ ngày 01/5 đến hết ngày 31/5/2024, với các nội dung cụ thể:

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động cần phải:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành về thực hiện công tác ATVSLĐ. Thông tin tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc, chăm lo sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, dịch bệnh nguy hiểm, đảm bảo tính mạng người lao động tại cơ sở lao động; nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp các ngành, các cơ sở lao động và người lao động.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, triển khai luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cơ sở lao động và người lao động; đẩy mạnh các Chương trình phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh; triển khai Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh; Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 – 2030”;

3. Thúc đẩy các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp triển khai tháng hành động, chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thích ứng an toàn, linh hoạt.

4. Xây dựng văn hóa an toàn lao động, an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sự ổn định và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

5. Cải thiện điều kiện lao động, vệ sinh công nghiệp; chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

6. Tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 hướng về doanh nghiệp, cơ sở lao động, người lao động trong khu vực có và không có quan hệ lao động, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thích ứng an toàn, linh hoạt. Các hoạt động truyền thông trong tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (01/5-31/5/2024) phải được thực hiện đồng loạt rộng khắp từ tỉnh đến thành phố/huyện/thị xã và xã/phường/thị trấn trong toàn tỉnh đảm bảo các hoạt động chính như: Tuyên truyền qua Cộng tác viên y tế, loa đài phát thanh xã phường, thị trấn; thực hiện các băng rôn tuyên truyền theo nội dung quy định; làm phóng sự truyền thông thánh hành động về An toàn vệ sinh lao động phát trên Đài PTTH tỉnh (TTKSBT thực hiện), viết bài đăng báo Bạc Liêu, đăng cổng thông tin điện tử ngành, Thông tin Y tế ngành… Các nội dung trên phải thực hiện thường xuyên liên tục trong cả năm 2024 nhằm thay đổi nhận thức và hành động của cả người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường lao động an toàn và hiệu quả. Tổ chức các hoạt động truyền thông đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh và điều kiện lao động, sản xuất của doanh nghiệp, cơ sở.

Vệ sinh lao động: là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc với người lao động trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động. Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe của người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Từ đó xây dựng môi trường lao động an toàn, ổn định, hiệu quả, tạo ra của cải cho xã hội.

 

An toàn lao động: là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp./.

 

Bác sĩ Phước Nhường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết