Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Huyện Hòa Bình tổ chức tập huấn cấp cứu trẻ đuối nước

Ngày 25/7/2023, Trung tâm y tế huyện Hòa Bình tổ chức tập huấn cấp cứu đuối nước ở trẻ em. Dự lớp tập huấn có: Bác sĩ Đỗ Thanh Hải, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc, Trung tâm y tế; Cn Trần Thị Kiều, Trưởng phòng Điều dưỡng, Trung tâm y tế; cùng trên 50 Điều dưỡng các Khoa điều trị và Trạm y tế các xã/thị trấn.  

Quang cảnh lớp tập huấn cấp cứu đuối nước

Lớp tập huấn được Bác sĩ Đỗ Thanh Hải triển khai các nội dung cơ bản trong cấp cứu trẻ đuối nước, vài phút đầu là thời gian vàng để cấp cứu trẻ bị đuối nước, vì nguyên nhân gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy, khi thấy trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngưng tim thì phải nhanh chóng hồi sức tim phổi ngay để duy trì máu lên não, đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 3-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn đến tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Các bước cấp cứu ban đầu đúng cách, gồm Bước 1: Gọi trợ giúp, cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của người xung quanh, gọi cấp cứu 115; Bước 2: nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi dòng nước bằng mọi cách, đây là bước rất quan trọng; Bước 3: nhìn lồng ngực trẻ có di động không, đặt tai của bạn gần miệng và mũi trẻ có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không… trong khi kiểm tra hơi thở, bạn có thể gọi trẻ để xem đứa trẻ có phản ứng không; Bước 4: nếu trẻ không thở bắt đầu hồi sức tim phổi ngay, cẩn thận đặt trẻ trên nền cứng, tiến hành thổi ngạt, với trẻ nhỏ đặt miệng của bạn trên cả miệng và mũi của trẻ để thổi ngạt được kín, với trẻ lớn hơn môt tay ép cánh mũi và đưa miệng của bạn thổi vào miệng của trẻ, thổi chậm đều trong vòng 1-2 giây và ngực của trẻ sẽ phồng lên, thổi ngạt 5 nhịp thở đầu tiên, ngay sau khi thổi ngạt 5 nhịp đầu tiên tiến hành ép tim ngoài lòng ngực, sử dụng một ngón tay đặt vuông góc với lòng ngực, vị trí ép tim 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 – 1/2 lồng ngực, tốc độ ép tim 100-120 lần/phút, thực hiện theo tỷ lệ 30 lần ép tim/ 2 lần thổi ngạt, tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục, cho tới khi trẻ tự thở trở lại được, hồng hào trở lại; Bước 5: sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt ở tư thế an toàn, nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt trở lại, lau khô người, thay quần áo và ủ ấm trẻ, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn trẻ, tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.

Sau lớp tập huấn, các Điều dưỡng Trung tâm y tế và Trạm y tế xã/thị trấn nắm vững kiến thức cấp cứu trẻ bị đuối nước, hồi sức cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp, làm tốt hơn trong công tác cấp cứu cho trẻ bị đuối nước, giúp cứu sống trẻ trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo đúng thao tác, kỹ thuật đem lại sự sống cho trẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp cứu cho trẻ bị đuối nước./.

                                                                                                       

Văn Công Thanh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết