Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023).

Sáng ngày 24/7/2023, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp cùng Phòng Tổ chức - Hành chính, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu trân trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023).

Sáng ngày 24/7/2023, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp cùng Phòng Tổ chức - Hành chính, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu trân trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023). Tham dự buổi lễ có: Đồng chí Trần Thanh Tùng, Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các đồng chí là con của thương binh, liệt sĩ; đại diện lãnh đạo và viên chức các khoa/phòng trung tâm.


Quang cảnh buổi lễ

Tại buổi lễ, các đại biểu được xem video chuyện kể về tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ; cùng ôn lại ôn lại lịch sử và ý nghĩa Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; cũng trong buổi lễ, Ban lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu đã trao những phần quà ý nghĩa đến các cán bộ viên chức đang làm việc tại đơn vị là con của thương binh, liệt sĩ.

Lịch sử, nguồn gốc ngày 27/7: “Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời làm hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn; Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ, với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến, số lượng người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn. Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Sắc lệnh này đã khẳng định công tác Thương binh Liệt sĩ có vị trí quan trọng đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày tổ chức kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi họp bàn, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc. Tại đây, Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Hàng năm vào dịp này, Bác Hồ đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sĩ. Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành Ngày Thương binh Liệt sĩ. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh, Liệt sĩ của cả nước.

Quang cảnh buổi lễ

Hoạt động kỷ niệm nhằm tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy và củng cố niềm tự hào dân tộc cho cán bộ viên chức người lao động về truyền thống anh hùng, cách mạng của dân tộc Việt Nam, giáo dục ý thức trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc của mỗi cá nhân đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng.

Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và trách nhiệm đối với cán bộ viên chức thuộc gia đình chính sách của tổ chức Công đoàn và Ban lãnh đạo đơn vị. Mong rằng trong thời gian tới mỗi cán bộ viên chức luôn phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, phấn đấu, hăng say làm việc, tích cực đóng góp trí tuệ, xây dựng đơn vị vững mạnh và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ./.

 

Hữu Lộc

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết