Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình Nha học đường: Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền - Y tế - Nhà trường - Phụ huynh học sinh, trong công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng các em.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng có tác động lớn đến sức khỏe mỗi cá nhân, mọi người dân đều cần được chăm sóc sức khoẻ răng miệng (CSSKRM) phù hợp và chi phí hợp lý. Theo thông tin của Bộ Y tế, tại các nước phát triển (OECD), trung bình 5% tổng chi phí y tế có liên quan đến việc điều trị các bệnh răng miệng.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng có tác động lớn đến sức khỏe mỗi cá nhân, mọi người dân đều cần được chăm sóc sức khoẻ răng miệng (CSSKRM) phù hợp và chi phí hợp lý. Theo thông tin của Bộ Y tế, tại các nước phát triển (OECD), trung bình 5% tổng chi phí y tế có liên quan đến việc điều trị các bệnh răng miệng. Chi phí điều trị trực tiếp do các bệnh răng miệng trên toàn thế giới ước tính khoảng 298 tỷ USD hàng năm, tương ứng với mức trung bình 4,6% chi phí y tế toàn cầu. Chi phí gián tiếp do các bệnh răng miệng trên toàn thế giới lên tới 144 tỷ USD hàng năm, tương ứng với thiệt hại kinh tế nằm trong phạm vi của 10 nguyên nhân gây tử vong thường xuyên nhất trên toàn cầu. Trước các tác động của sức khỏe răng miệng, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đầu tư cho các chương trình CSSKRM cộng đồng, các chương trình bao gồm trẻ em, người cao tuổi, các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ có thai, nhóm người dị tật… và được cấp kinh phí từ Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ khác. Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 3 thực hiện năm 2015, cho thấy người Việt Nam có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao ở mọi lứa tuổi. Trong đó đáng lưu ý là ở trẻ em: Tỷ lệ sâu răng sữa ở nhóm tuổi 6-8 tuổi là rất cao (86,4%), trung bình mỗi trẻ em có 6,21 răng bị sâu; sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em xuất hiện sớm và có chiều hướng tăng theo thời gian. Trẻ em 6-8 tuổi đã có 20,9% sâu răng vĩnh viễn; lứa tuổi then chốt 6 tuổi: 85,6% sâu răng sữa; tuổi 12 và tuổi 17 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 44,8%; tỷ lệ sâu răng người lớn ở tuổi 18-34 là 72,8%; tuổi từ 35-44 là 70,4% và tuổi trên 45 là 66,7%. Tỷ lệ mắc bệnh vùng quanh răng cũng ở mức cao như chảy máu lợi chiếm 54,5%; túi lợi nông chiếm 7,0%; túi lợi sâu là 3,9%. Tỷ lệ trẻ em bị lệch lạc răng cao chiếm trên 90,1%.

       Trước đây viêc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh (Chương trình Nha học đường) luôn có sự phối hợp tốt giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục và Chính quyền địa phương, nên đã thực hiện khá đầy đủ về nội dung quy định (4 nội dung) của  của chương trình như: Giáo dục sức khỏe răng miệng; Chải răng với kem đánh răng có fluor và súc miệng bằng dung dịch fluor 0,2% tại trường; Khám lập hồ sơ nha bạ và điều trị sớm; Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng mặt nhai… Tuy nhiên vài năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân: Thay đổi cơ chế quản lý, thiếu kinh phí hoạt động, thiếu sự gắn kết giữa ngành Y tế với ngành Giáo dục, thiếu sự nhiệt tình của Chính quyền địa phương và nhân lực được đào tạo để đáp ứng đúng theo Luật khám chữa bệnh, nên chương trình ngày càng kém hiệu quả, kém tính bền vững. Hiện nay Chương trình Nha học đường chỉ thực hiện được 2 nội dung đó là tuyên truyền Giáo dục sức khỏe răng miệng; Chải răng với kem đánh răng có fluor và súc miệng bằng dung dịch fluor 0,2% tại trường.

       Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, hướng tới sự hài lòng của nhân dân cũng như giúp cho trẻ em có sức khỏe, phát triển tốt về tinh thần, thể chất đặc biệt là sức khỏe răng miệng, chúng ta cần thiết triển khai một số giải pháp như sau:

  - Triển khai có hiệu quả Quyết định 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; Quyết định 5628/QĐ-BYT ngày 09/12/2021 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh răng hàm mặt và dự phòng bệnh răng miệng giai đoạn 2021-2030;

   - Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh triển khai Đề án theo Quyết định 5626/QĐ-BYT  của Bộ Y tế;

- Phối hợp với nhà trường và cộng đồng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng, tập trung vào chương trình Nha học đường;

- Xây dựng Kế hoach phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục; Kế hoạch chi kinh phí hoạt động Nha học đường hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bệnh viện RHM Trung ương đào tạo nguồn lực thực hiện Chương trình Nha học đường tại tỉnh.

- Thành lập tổ Nha học đường lưu động, kịp thời triển khai công tác chăm sóc răng miệng tại các điểm trường, trước mắt thực hiện thí điểm triển khai  mô hình Trường - Trạm trong công tác Nha học đường.

Để triển khai tốt và duy trì bền vững Chương trình Nha học đường thì cần có sự lãnh đạo của cấp thẩm quyền; sự phối hợp của ngành Y tế và ngành Giáo dục; đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, gia đình, cá nhân, các tổ chức… tất cả vì sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ./.

 

BS CKII. Trần Thanh Tùng

                                                 Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết