Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện các biện pháp và đạt hiệu quả khi thực hiện Nghị quyết như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện các biện pháp và đạt hiệu quả khi thực hiện Nghị quyết như sau:

1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch

Tùy thuộc vào cấp độ dịch mà tỉnh có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, tỉnh triển khai thực các biện pháp phòng chống dịch khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 một cách hiệu quả, trong đó có việc không tổ chức các hoạt động tập trung đông người khi tình hình dịch bệnh bùng phát ở cấp độ 3 trở lên; hạn chế việc tham dự các đám, tiệc dưới mọi hình thức (trừ đám tang, tiệc cưới trong phạm vi gia đình mình, trong đó cố gắng thu xếp không tổ chức tiệc cưới trong thời gian này); tuyên truyền vận động cán bộ, công chức và nhân dân tự giác chấp hành và vận động người thân chấp hành tốt các yêu cầu, quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nhất là việc tham gia lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 khi có yêu cầu và luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K.

2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19

Người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện (đối với vận tải hàng hóa, vận tải người nội bộ, chở công nhân, chuyên gia) và hành khách tham gia giao thông đường bộ, đường thủy nội địa phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế; xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu, hướng đẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.

- Đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe khách; bến khách ngang sông, bến thủy nội địa; đầu mối xếp dỡ hàng hoá khác trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương…

3. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh để ứng phó với dịch bệnh Covid-19 nhằm chủ động điều tiết, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, nhất là khu vực phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 (nếu có), tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu mua, vận chuyển, tiêu thụ nông sản của tỉnh. Trên địa bàn có 05 doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa để ứng phó với dịch bệnh Covid-19 với tổng trị giá 132.018 tỷ đồng, nhằm đảm bảo lượng hàng dự trự cung ứng cho người dân, tránh tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa, gây tăng giá đột biến, đảm bảo phục vụ đầy đủ hàng hóa, ổn định giá cho người dân trong thời gian trên địa bàn có dịch Covid-19.

Người lao động tham gia sản xuất phải phải được tiêm đủ 02 liều vắc xin hoặc là người đã khỏi bệnh Covid-19, tổ chức xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 03 ngày/lần cho các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế (toàn bộ người lao động tham gia cung cấp các dịch vụ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu, cụm công nghiệp như: Ăn uống, dịch vụ khách sạn, lưu trú cho chuyên gia, vận chuyển, vật tư, hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì máy móc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu nhà trọ của người lao động có nguy cơ), lưu ý tập trung nhóm người có nguy cơ cao, tiếp xúc nhiều. Riêng đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại sau thời gian bị đình chỉ, ngưng hoạt động phải thực hiện test nhanh kháng nguyên âm tính SARS-CoV-2 cho toàn bộ người lạo động trước khi vào làm việc; kiểm soát mật độ người lao động ở các phân xưởng và khoảng cách giữa 2 người lao động từ 2m trở lên, trrường hợp không bảo đảm phải có vách ngăn giữa 2 người lao động hoặc người lao động có sử dụng kính che giọt bắn…

4. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh và công tác phối hợp tổ chức tiêm vắc xin

- Cấp học mầm non và tiểu học:

Triển khai thực hiện việc tập trung trẻ mầm non và học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh trở lại trường học trực tiếp kể từ ngày 18/4/2022 (đối với cấp học mầm non, việc cho trẻ đến trường trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ).

- Cấp học THCS, THPT (kể cả GDTX):

Tiếp tục duy trì hoạt động dạy học trực tiếp theo kế hoạch, việc chuyển hình thức hoạt động dạy học từ trực tiếp sang gián tiếp được thực hiện như sau: Đối với những trường hợp học sinh được xác định là F0, không thể đến trường học trực tiếp, nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn học sinh học trực tuyến ở nhà. Trong trường hợp các lớp học có từ 50% F1 trở lên thì tiến hành cho học sinh ở lớp đó nghỉ học và triển khai việc học trực tuyến trong 01 tuần. Sau thời gian nghỉ học trực tiếp, nếu kết quả test nhanh đối tượng F1 âm tính thì triển khai hoạt động dạy học trực tiếp trở lại; đối với cơ sở giáo dục có số giáo viên bộ môn được xác định là F0, F1 nhiều, không đảm bảo nhân lực tổ chức dạy học trực tiếp (hoặc không thể xếp thời khóa biểu tổ chức dạy học trực tiếp) thì tổ chức dạy học trực tuyến đối với những môn đó; khi cơ sở giáo dục có từ 50% số lớp dạy học trực tuyến thì tổ chức dạy học trực tuyến cho tất cả các lớp. Tổ chức triển khai hoạt động dạy học 02 buổi/ngày, các hoạt động giáo dục khác (bao gồm hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ,…) kể từ ngày 18/4/2022.

Thực hiện Công văn số 892/BGDĐT-GDTC ngày 14/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi và cập nhật, báo cáo thông tin, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ đã ban hành công văn đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ sau: Rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng, phối hợp với y tế cơ sở và cha mẹ học sinh đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe của trẻ; Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em mầm non, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng; Chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để sẵn sang phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế địa phương tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học, bảo đảm an toàn; Chỉ đạo các trường cập nhật, báo cáo dữ liệu tiêm chủng cho trẻ em, học sinh và thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục…

5. Hoạt động cơ quan, công sở

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện triển khai phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng thời gian quy định cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; test nhanh trước khi đến cơ quan làm việc; giảm số lượng người làm việc (50%), tăng cường làm việc trực tuyến; thực hiện nghiêm quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế). Chấp hành nghiêm việc chăm sóc người thân, tham gia điều trị nhiễm Covid-19 cách ly y tế đúng quy định. Hàng tuần, tổng hợp kết quả đánh giá tình hình cấp độ dịch của tỉnh để chủ động, có giải pháp phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ của ngành đảm bảo thông suốt, kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo cán bộ, công chức và người lao động cài đặt, sử dụng phần mềm sức khỏe điện tử đế theo dõi, cập nhật thông tin về tiêm ngừa vắcxin, kết quả điều trị Covid-19; quét mã QR theo quy định, nhằm dễ dàng quản lý thông tin sức khỏe của cán bộ và chủ động trong việc phòng bệnh dịch Covid-19.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin

Công tác tuyển sinh được thực hiện trực tuyến thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội như: facebook, zalo,... hoặc Website của trường; xây dựng các ấn phẩm truyền thông số về tư vấn, hướng nghiệp; đăng tải thông tin trên các chuyên trang tuyển sinh, phương tiện thông tin đại chúng. Các trường cũng điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo; đẩy mạnh đào tạo trực tuyến qua các phần mềm như: Zoom Cloud Meeting, Hangouts Meet, Microsoft Team, Skype, Google Classroom...; ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bài giảng điện tử, xây dựng hệ thống liên lạc điện tử, trực tuyến với học sinh, sinh viên trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.

Ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý công việc và họp trực tuyến… Qua đó, đã hạn chế tối đa tồn đọng công việc. Ngoài ra, các Sở, Ban, Ngành đã triển khai cài đặt phần mền quét mã QR của từng đơn vị và tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều phải cài đặt phần mền khai báo y tế Ncovi; đồng thời dán mã QR cố định tại các điểm ra - vào cơ quan, nơi làm việc để mọi người thực hiện quét mã QR Ncovi khi đến làm việc hoặc liên hệ làm việc với cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh…

7. Thay đổi về kinh tế, xã hội ... (có dẫn chứng bằng thống kê)

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới và cả nước đang phục hồi sau những tác động tiêu cực từ dịch Covid- 19, với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sáng tạo, hiệu quả của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, nên dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh khởi sắc và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế ước tăng 9,6% so cùng kỳ và đứng thứ 04/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long; thu nội địa vượt 25,65% dự toán, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,8% so cùng kỳ; nông nghiệp phát triển khá, sản lượng thủy sản tăng 14,55% (trong đó, tôm nuôi tăng 31,27%); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,14%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 20,86% so cùng kỳ. Các chính sách an sinh xã hội cho người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện tốt; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được các ngành chức năng và địa phương thực hiện nghiêm túc, an toàn, hiệu quả.

8. Công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19:

- Triển khai việc tiêm vắc xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót;

- Triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 và phục vụ phân bổ vắc xin hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

- Thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch.

- Thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch do Bộ Y tế quy định.

- Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm.

- Bố trí số lượng hợp lý trạm y tế, nhân viên y tế theo quy mô dân số,  phát huy vai trò, bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế khóm/ấp để quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho cơ sở y tế dự phòng, y tế cơ sở để nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch.

- Huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng, chống dịch Covid-19 khi dịch bùng phát.

- Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc Covid-19 được điều trị kịp thời.

- Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời.

- Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn…

Bs.Tiền Trường Hải Đăng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết