Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xác định các tiêu chí và kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện trong toàn tỉnh Bạc Liêu: Bệnh phong là bệnh truyền nhiễm, phát hiện sớm, trị lành không di chứng.

Bệnh phong (cùi, hủi): là bệnh truyền nhiễm mạn tính do tác nhân là vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra. Cơ chế lây truyền bệnh phong, thống kê cho thấy bệnh lây qua sự tiếp xúc gần gũi và lâu dài giữa người bị bệnh và người khỏe mạnh, đặc biệt xu hướng lây truyền bệnh phong qua đường hô hấp đang có gia tăng:

Bệnh phong (cùi, hủi): là bệnh truyền nhiễm mạn tính do tác nhân là vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra. Cơ chế lây truyền bệnh phong, thống kê cho thấy bệnh lây qua sự tiếp xúc gần gũi và lâu dài giữa người bị bệnh và người khỏe mạnh, đặc biệt xu hướng lây truyền bệnh phong qua đường hô hấp đang có gia tăng: Những người mắc bệnh phong nhưng không được điều trị có thể giải phóng hơn 100 triệu trực khuẩn phong qua đường hô hấp và dịch tiết ra từ mũi họng mỗi ngày. Khi ở môi trường bên ngoài, trực khuẩn phong có thể sống từ 1–2 tuần, đặc biệt trực khuẩn phong hoạt động mạnh trong môi trường tối và ẩm. Do đó, nếu tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh do hít mầm bệnh vào cơ thể qua đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua côn trùng – vật trung gian gây vết thương. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh tiếp xúc gần gũi lâu dài với người có dấu hiệu bệnh phong không được điều trị và không nên dùng chung đồ đạc với người bệnh. Nếu chẳng may dính phải dịch tiết nước bọt hay dịch mũi từ người bệnh, hãy rửa ngay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để loại bỏ khuẩn, lưu ý tuyệt đối không để vùng da trầy xước tiếp xúc với người bệnh. Bệnh phong ảnh hưởng nhiều đến các dây thần kinh ngoại biên, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên, gây viêm loét da, tổn thương dây thần kinh gây yếu cơ, co rút, tàn tật. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh phong có thể gây biến dạng cơ thể và tàn tật vĩnh viễn. Các biến chứng khác cũng có thể xảy ra trên bệnh nhân phong: (1) Rụng tóc và rụng lông, đặc biệt là lông mày, lông mi...; (2) Nghẹt mũi mạn tính, chảy máu cam và xẹp vách ngăn mũi; (3) Viêm mống mắt; (4) Tăng nguy cơ bệnh tăng nhãn áp, gây mù lòa; (5) Suy thận; (6) Giảm năng lực sinh lý...
Các nghiên cứu lâm sàng sử dụng hệ thống Ridley-Jopling phân làm 6 loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phong:
- Nhóm bất định: một vài tổn thương phẳng đôi khi tự lành hoặc có thể tiến triển thành loại nặng hơn.
- Thể củ: một vài tổn thương phẳng, một vài tổn thương rộng và mất cảm giác; ảnh hưởng đến vài dây thần kinh; có thể tự lành, dai dẳng hoặc tiến triển thành loại nặng hơn.
- Nhóm trung gian gần củ: tổn thương tương tự như phong củ nhưng nhỏ hơn và nhiều hơn; ít mở rộng đến dây thần kinh; có thể dai dẳng, thoái lui về nhóm phong củ hoặc tiến triển thành loại nặng hơn.
- Nhóm trung gian: các mảng đỏ, tê vừa phải, nổi hạch; có thể thoái lui, dai dẳng hoặc tiến triển thành loại nặng hơn.
- Nhóm trung gian gần u: nhiều tổn thương bao gồm tổn thương phẳng, u to lên, các mảng và các nốt, đôi khi mất cảm giác; có thể dai dẳng, thoái lui hoặc tiến triển nặng hơn.
- Thể u: nhiều tổn thương với vi khuẩn; rụng tóc; tổn thương dây thần kinh; chân tay yếu; biến dạng; không thoái lui.
Công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện (7/7 huyện) trong toàn tỉnh Bạc Liêu: Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu trực tiếp giám sát, theo dõi, báo cáo và điều trị bệnh phong. Năm 2022, toàn tỉnh đang quản lý 74 bệnh nhân phong ngoại trú tại 7/7 huyện, thị xã, thành phố. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kết hợp với tuyến cơ sở thực hiện điều trị và chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân. Cán bộ chuyên trách các tuyến kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc phòng ngừa tàn tật cho bệnh nhân, cung cấp đầy đủ giày, kính cho bệnh nhân. Từ 2019 - 2021 đã xoá sổ đưa về hòa nhập cộng đồng 11 bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân được quản lý và điều trị tại nhà, được uống thuốc đều, không có tình trạng bỏ thuốc. Năm 2011, tỉnh Bạc Liêu đã được Bộ Y tế kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo 04 tiêu chuẩn của Việt Nam, được xếp loại xuất sắc. Năm 2019 - 2020 đã loại trừ bệnh phong ở 05 huyện, thành phố được xếp loại xuất sắc. Năm 2022, tiếp tục loại trừ bệnh phong cho 02 huyện, thị còn lại là huyện Đông Hải và thị xã Giá Rai; công tác phòng, chống bệnh phong vẫn duy trì và thực hiện tốt theo quy định của chương trình đề ra
Các hoạt động duy trì thành quả loại trừ bệnh phong cấp huyện tại tỉnh Bạc Liêu:
Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng ngừa bệnh phong:
- Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe về bệnh phong bằng nhiều hình thức như truyền hình, báo, tranh ảnh, loa đài, tờ rơi đã làm thay đổi nhận thức của người dân về bệnh phong, xóa bỏ mặc cảm trong cộng đồng, coi bệnh phong như các bệnh ngoài da khác.
- Hàng năm tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ chuyên khoa từ tuyến huyện, thị, thành phố đến tuyến xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bệnh nhân và người nhà tự chăm sóc, phòng ngừa khuyết tật tại nhà.
- Đưa kiến thức bệnh phong vào trường học, tập trung vào những xã trọng tâm, trọng điểm có nguy cơ cao.
- Thực hiện tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng dân cư về bệnh phong lồng ghép với các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số khác.
Công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới:
Công tác khám, phát hiện bệnh nhân phong mới vẫn duy trì với hình thức khám lồng ghép chuyên khoa, khám nhóm, khám tiếp xúc, ưu tiên những vùng trọng tâm, trọng điểm có nguy cơ cao có bệnh nhân phong mới hàng năm thể nhiều vi khuẩn. Từ năm 2019 đến tháng 9/2022 không phát hiện bệnh nhân phong mới.  Các thành viên trong gia đình người bệnh được khám tiếp xúc, đồng thời được tuyên truyền những kiến thức cơ bản về bệnh phong, biết cách phát hiện những dấu hiệu sớm nhất của bệnh phong, cũng như phòng tránh khuyết tật do bệnh phong gây ra.
Hàng năm có tổ chức khám, giám sát các vùng trọng điểm tại huyện, xã có nhiều bệnh nhân phong:
- Năm 2019, toàn tỉnh thực hiện khám cho 91.506 lượt người, không phát hiện bệnh nhân phong mới.
- Năm 2020, đã thực hiện khám cho 82.425 lượt người, không phát hiện bệnh nhân phong mới.
- Năm 2021, đã thực hiện khám cho 62.371 lượt người, không phát hiện bệnh nhân phong mới.

* Tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân phong tỉnh Bạc Liêu từ năm 2019 đến năm 2021 như sau:

Năm

Số lượng bệnh nhân mới

Đa hoá trị liệu

Tỷ lệ lưu hành (/10.000 dân)

Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân mới /100.000 dân

2019

1

2

0,02

0,1

2020

0

1

0,01

0

2021

0

1

0,01

0

Quản lý và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong:

Hiện tại, toàn tỉnh đang quản lý 74 bệnh nhân phong ngoại trú tại 7/7 huyện, thị xã, thành phố. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kết hợp với tuyến cơ sở thực hiện điều trị và chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân. Cán bộ chuyên trách các tuyến kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc phòng ngừa tàn tật cho bệnh nhân, cung cấp đầy đủ giày, kính cho bệnh nhân. Từ 2019 - 2021 đã xoá sổ đưa về cộng đồng 11 bệnh nhân.
Tất cả bệnh nhân được quản lý và điều trị tại nhà, được uống thuốc đều, không có tình trạng bỏ thuốc./.

Bác sĩ Phước Nhường


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết