Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn phòng chống bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở

Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của Chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm (PC BKLN), sáng ngày 19/9/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của Chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm (PC BKLN), sáng ngày 19/9/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Thành phần tham dự gồm: Bs. Trần Thanh Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu; Bs. Mã Chí Thôn, Trưởng khoa phòng, chống bệnh không lây nhiễm và hơn 140 học viên là cán bộ lãnh đạo các khoa, phòng quản lý chương trình, cán bộ chuyên trách đến từ Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu, Trung tâm y tế Vĩnh Lợi và Trung tâm y tế Hòa Bình; lãnh đạo và cán bộ quản lý chương trình các Trạm y tế xã/phường/thị trấn cùng tham dự.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm. Bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh như: Bệnh tim, còn gọi là bệnh động mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Nguyên nhân là do bệnh của mạch máu tim (chủ yếu do xơ vữa động mạch). Đột quỵ: là một bệnh của não gây ra do cung cấp máu cho não bị hạn chế hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Đột quỵ và bệnh mạch vành (CVD) chiếm 30% tổng số tử vong toàn cầu, là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam và nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trên 30 tuổi.

Bs. Trần Thanh Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn.

Ung thư: Trong đó các tế bào bất thường sinh sôi nảy nở và lây lan ra khỏi tầm kiểm soát. Các thuật ngữ khác được sử dụng là các khối u và u ác tính. Có rất nhiều loại ung thư và tất cả các cơ quan trong cơ thể có thể trở thành ung thư.

Bệnh phổi: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn là những hình thức bệnh phổ biến nhất. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do tắc nghẽn không thể đảo ngược của đường hô hấp lớn trong phổi; hen suyễn là do tắc nghẽn có thể đảo ngược của đường hô hấp nhỏ trong phổi.

Tiểu đường: được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính. Đây là kết quả từ sự thiếu nội tiết tố insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hoặc không có khả năng đáp ứng với insulin của các mô của cơ thể. Phổ biến nhất là bệnh tiểu đường typ 2, chiếm khoảng 90% tất cả các bệnh tiểu đường và phần lớn là kết quả của thừa cân và ít vận động.

Quang cảnh tập huấn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

Tại buổi tập huấn, các học viên được phổ biến kiến thức về giáo dục sức khỏe phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm và tăng cường việc chẩn đoán sớm bệnh không lây nhiễm; đồng thời hướng dẫn các bước làm một buổi truyền thông về các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; thảo luận về truyền thông nguy cơ để giảm muối trong phòng bệnh không lây nhiễm; cách tiếp cận y tế công cộng trong quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm y tế…

Lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức của cán bộ y tế về phòng chống các bệnh không lây nhiễm, góp phần chẩn đoán sớm giúp người dân có cuộc sống hợp lý nhất với căn bệnh. Cán bộ y tế sau khi tập huấn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm đã được Bộ Y tế phê duyệt./.

 

Chanh Ty


Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết