Tin hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn trực tuyến Hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao, điều trị lao tiềm ẩn và quản lý số liệu điều trị lao tiềm ẩn trên phần mềm HMED.

Sáng ngày 23/9/2021, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức tập huấn trực tuyến Hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao, điều trị lao tiềm ẩn và quản lý số liệu điều trị lao tiềm ẩn trên phần mềm HMED tại điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu.

Bệnh Lao (TB) là bệnh nhiễm trùng, do vi trùng lao lây qua không khí từ người này sang người khác, mặc dù vi trùng lao thường gây bệnh ở phổi nhưng cũng có thể gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, như là các hạch, xương, thận và não bộ. Bệnh lao có thể gây bệnh trầm trọng và dẫn đến tử vong, rất may là bệnh này có thể ngăn ngừa, điều trị và chữa khỏi hoàn toàn!

Tập huấn trực tuyến Hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao, điều trị lao tiềm ẩn và quản lý số liệu điều trị lao tiềm ẩn trên phần mềm HMED.

Phát hiện tích cực bệnh lao ở người nhiễm HIV được cơ sở y tế thực hiện định kỳ nhằm hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh lao ở người nhiễm HIV và điều trị lao tiềm ẩn cho người nhiễm HIV không mắc bệnh lao. Phát hiện tích cực bệnh lao ở người nhiễm HIV được thực hiện thông qua việc khám bệnh, sàng lọc lao bằng triệu chứng và có thể kết hợp với các xét nghiệm kỹ thuật cận lâm sàng như: Xét nghiệm CRP, chụp X – quang ngực, xét nghiệm LF-LAM nước tiểu, xét nghiệm Xpert MTB/RIF, Xpert Ultra hoặc các xét nghiệm SHPT khác.

Quy trình phát hiện tích cực bệnh lao ở người nhiễm HIV được thực hiện tùy thuộc vào việc phân loại các nhóm người nhiễm HIV, bao gồm: Người lớn và vị thành niên điều trị ngoại trú chưa điều trị ARV, điều trị lại hoặc thất bại điều trị ARV; người lớn và vị thành niên đang điều trị ARV ngoại trú; trẻ em điều trị ngoại trú; người lớn, vị thành niên và trẻ em điều trị nội trú. Trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh lao: điều trị bệnh lao trước, điều trị thuốc ARV trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị lao, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4. Trường hợp người bệnh có lao màng não, điều trị ARV trong vòng 4-8 tuần sau khi bắt đầu điều trị lao.

Tập huấn trực tuyến Hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao, điều trị lao tiềm ẩn và quản lý số liệu điều trị lao tiềm ẩn trên phần mềm HMED.

Trường hợp người bệnh có sàng lọc lao dương tính và không có các triệu chứng nghi ngờ viêm màng não, có thể điều trị thuốc ARV ngay nhưng cần theo dõi chặt chẽ, đồng thời thực hiện ngay các xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán bệnh lao trong vòng 7 ngày. Trường hợp người bệnh được chẩn đoán bệnh lao sau đó, tiến hành điều trị lao đồng thời tiếp tục điều trị thuốc ARV, điều chỉnh phác đồ điều trị ARV nếu cần, tránh tương tác giữa các thuốc ARV và thuốc chống lao. Trường hợp người bệnh có kết quả X-quang ngực bình thường hoặc xét nghiệm CRP âm tính hoặc được loại trừ mắc bệnh lao, hoặc sàng lọc lao âm tính nhưng không thực hiện được chụp X-quang ngực hoặc xét nghiệm CRP; điều trị thuốc ARV và điều trị lao tiềm ẩn; lựa chon phác đồ lao tiềm ẩn phù hợp tránh tương tác thuốc với phác đồ ARV được chỉ định./.

 

Chanh Ty


Tác giả: Chanh Ty - TT KSBT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết